II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CNX HỞ MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC, GIẢI PHÓNG
a. Khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở miền Bắc, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (1954-1960)
miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (1954-1960)
*Hoàn cảnh lịch sử:
Thuận lợi:
- Hệ thống XHCN ngày càng lớn mạnh.
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. - Phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản. - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đi lên CNXH.
Khó khăn:
- Đế quốc Mỹ âm mưu bá chủ thế giới với chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
- Chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống XHCN và TBCN.
- Xuất hiện bất đồng trong hệ thống XHCN, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.
- Đất nước ta bị chia cắt làm hai miền.
=> Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng ở hai miền với chế độ chính trị khác nhau.
* Về chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên CNXH
- Tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế nông nghiệp.
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (3- 1955) và lần thứ 8 (8- 1955) nhận định đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta. Muốn chống Mỹ và tay sai, phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh của nhân dân miền Nam.
- Khôi phục kinh tế (1954-1957), cải tạo XHCN (1958-1960) . - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách ruộng đất.
- Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 10 khóa II (9-1956), nghiêm khắc kiểm điểm sai lầm trong caiỏ cách ruộng đất.
lợi công cuộc khôi phục kinh tế.
- Tháng 11 - 1958, Hội nghị BCH Trung ương Đảng 14 đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo XHCN.
- Tháng 4 - 1959, Hội nghị BCH Trung ương Đảng 16 thông qua Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp.
=> Khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN, miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên CNXH, trở thành hậu phương vững chắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Miền Nam:
* Âm mưu của Mỹ: - Ngăn chặn làn sóng CNXH lan xuống khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương.
- Hất cẳng Pháp, độc chiếm miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự.
* Chủ trương của Đảng:
- Tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng.
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (3- 1955) và lần thứ 8 (8- 1955) nhận định đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta. Muốn chống Mỹ và tay sai, phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh của nhân dân miền Nam.
- Tháng 12 - 1957, Hội nghị Trung ương 13 nêu rõ nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cả hai nhiệm vụ đều quan trọng, không được coi nhẹ nhiệm vụ nào.
- Tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập do đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư.
- Tháng 6 - 1956, đồng chí Lê Duẩn, uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư xứ uỷ Nam Bộ viết bản “Đề cương cách mạng miền Nam”, vạch rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô
Đình Diệm, tay sai của Mỹ. Ngoài con đường đó, không còn con đường nào khác.
- Bắt đầu từ năm 1958, Mỹ - Diệm tiến hành dồn dân, khủng bố, đưa máy chém đi khắp miền Nam đàn áp quyết liệt những người cách mạng.
- Tháng 1- 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã ra Nghị quyết về cách mạng miền Nam. Nghị quyết chỉ rõ: + Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc, phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
+ Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị độc tài của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam.
+ Đế quốc Mỹ rất hiếu chiến nên cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh lâu dài. Thắng lợi cuối cùng nhất định về dân tộc ta.
+ Đảng cần tăng cường công tác Mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam.
=> Nghị quyết Trung ương 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã đáp ứng nhu cầu bức thiết, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. Nghị quyết còn thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong bối cảnh khó khăn của cách mạng miền Nam và sự phức tạp của tình hình quốc tế.
-Sự hậu thuẫn và chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh. Đường vận tải mang tên Hồ Chí Minh được hình thành và nối dài, cả trên bộ theo dãy Trường Sơn (đường 559) và trên biển (đường 759).
*Phong trào đấu tranh
trang đã bùng nổ ở Tà Lốc, Tà Léc (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận); Trà Bồng (Quảng Ngãi) và ở Gò Quảng Cung (Đồng Tháp)... Ngày 17-1-1960, ở Bến Tre, hình thức khởi nghĩa đồng loạt (đồng khởi) bắt đầu bùng nổ ở huyện Mỏ Cày, sau đó lan ra các huyện Minh Tân, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, rồi nhanh chóng mở rộng ra khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số nơi thuộc các tỉnh Trung Bộ. Hệ thống kìm kẹp của địch ở xã, ấp bị tê liệt và tan vỡ từng mảng lớn.
- Từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi, ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập (Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.