- Ngày 2391945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, Chợ
a. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng
của Đảng
* Hoàn cảnh lịch sử
- Hiệp định Pháp - Hoa (2-1946) và Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt (3 - 1946) đã ký kết…
- Thực dân Pháp vi phạm Hiệp định sơ bộ, ráo riết chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra cả nước.
- Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Những công việc cần kíp được toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị.
- Thuận lợi của ta:
+ Việt Nam chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc, vì chính nghĩa. + Việt Nam đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt và chiến đấu trên chính mảnh đất của mình.
+ Thực dân Pháp cũng có những khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự…
- Khó khăn:
+ Tương quan lực lượng quân sự của ta so với quân Pháp yếu hơn. + Việt Nam bị kẻ thù bao vây bốn phía, chưa được nước nào thừa nhận nền độc lập và giúp đỡ.
+ Thực dân Pháp có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được Lào và Campuchia và một số nơi ở Nam Bộ, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
=> Hoàn cảnh lịch sử nêu trên là cơ sở để Đảng xác định đường lối cho cuộc kháng chiến.
* Đường lối kháng chiến của Đảng
- Nội dung đường lối kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong một số văn kiện: Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19- 12- 1946); Chỉ thị toàn dân kháng chiến của BCH Trung ương Đảng (22- 12- 1946); Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (1947).
- Tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: + Thực dân Pháp là kẻ thù chính.
+ Tính chất dân tộc giải phóng, chiến tranh chính nghĩa để bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc và có tính chất dân chủ mới.
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính:
+ Kháng chiến toàn dân: phương châm mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài; đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông do Đảng ta lãnh đạo.
+ Kháng chiến toàn diện: quân sự, chính trị, kinh tế và văn hoá, ngoại giao; nhưng trên mặt trận quân sự là chủ yếu.
+ Kháng chiến lâu dài: (trường kỳ): vừa đánh vừa tranh thủ thời gian chuyển hóa lực lượng của ta từ yếu thành mạnh…
+ Dựa vào sức mình là chính: (tự lực cánh sinh) dựa vào nhân dân: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc…
=> Đường lối kháng chiến của Đảng ta với nội dung cơ bản là kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, vừa kháng chiến vừa kiến quốc là đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ, là ngọn cờ của Đảng ta dẫn dắt và tổ chức nhân dân ta giành thắng lợi.