II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CNX HỞ MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC, GIẢI PHÓNG
b. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách mạng miền Nam (1961-1965)
của cách mạng miền Nam (1961-1965)
Đại hội III của Đảng năm 1960:
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960). Đại hội diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960 tại thủ đô Hà Nội:
Nhiệm vụ chung:
- Đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc.
- Đồng thời, đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Miền Bắc:
* Miền Bắc Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
- Kế hoạch này mới thực hiện được hơn bốn năm (tính đến ngày 5-8- 1964) thì được chuyển hướng do phải đối phó với chiến tranh phá hoại miền
Bắc của đế quốc Mỹ, song những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã cơ bản hoàn thành.
- Trải qua 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng chế độ mới, “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.
- Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh.
* Miền Nam
Đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:
+ Với công thức “cố vấn, vũ khí Mỹ và quân chủ lực Việt Nam Cộng hòa”, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm triển khai thực hiện kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, dự định lập 17.000 ấp chiến lược là “quốc sách”.
+ Chúng đã có hai kế hoạch quân sự-chính trị để thực hiện mục tiêu của chiến tranh đặc biệt là kế hoạch Stalay-Taylo (1961-1963) và Giôn xơn-Mắc Namara (1964-1965).
+ Chiến thuật quân sự được chúng áp dụng là “trực thăng vận” và “thiết xa vận”
Chủ trương của Đảng:
- Tháng 1-1961 và tháng 2-1962, các Hội nghị của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng:
- Bộ Chính trị đã ra chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”. Tinh thần của chỉ thị là giữ vững thế chiến lược tiến công của cách mạng miền Nam đã giành được từ sau phong trào Đồng khởi, đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược: đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn rùng núi, bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận..
Nguyễn Văn Linh làm Bí thư nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng miền Nam.
- Tháng 2- 1961, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập các lực lượng vũ trang ở miền Nam.
- Vùng rùng núi: Lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
- Vùng nông thôn đồng bằng: Kết hợp hai hình thức đấu tranh vũ trang và chính trị.
- Vùng đô thị: Lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu.
- Tháng 12-1963, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 9, xác định những vấn đề quan trọng về đường lối cách mạng miền Nam và đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng. Nghị quyết Trung ương lần thứ 9 đã xác định “đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp” thắng lợi trên chiến trường.
- Tháng 3-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt, biểu thị khối đại đoàn kết và quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn thể nhân dân.
=> Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp hai chiến lược cách mạng của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Đường lối đó vừa phù hợp với tình hình miền Bắc, miền Nam, cả nước và quốc tế nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
* Phong trào đấu tranh
- Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho, 2-1-1963) đã thể hiện sức mạnh và hiệu quả của đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, chống địch càn quét và nổi dậy giành quyền làm chủ.
- Phong trào đấu tranh quân sự và phong trào phá “ấp chiến lược” phát triển đã thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị lên cao, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động, trí thức, học sinh, sinh viên và các giáo phái tham gia, đặc biệt là phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo
năm 1963.
- Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, nội bộ kẻ địch ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Ngày 1-11-1963, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, lực lượng quân đảo chính đã giết chết anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. Từ tháng 11-1963 đến tháng 6-1965, đã diễn ra 10 cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ lẫn nhau trong nội bộ chính quyền Sài Gòn.
- Chiến thắng Bình Giã (12-1964), Ba Gia (5-1965), Đồng Xoài (7- 1965) đã sáng tạo một hình thức tiến công, phương châm tác chiến độc đáo ở miền Nam là: 2 chân (quân sự, chính trị), 3 mũi (quân sự, chính trị, binh vận), 3 vùng (đô thị, nông thôn đồng bằng, miền núi). Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cũng phát triển sôi động, mạnh mẽ từ giữa năm 1963 trở đi.
- Với tinh thần chủ động, sáng tạo, sau hơn 4 năm (từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965), lực lượng cách mạng ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Ba trụ cột của chiến lược này là xây dựng chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến cơ sở mạnh, xây dựng quân đội mạnh và bình định nông thôn miền Nam đều không thực hiện được.
- Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ (1-11-1963) đã gây nên tình hình rối loạn kéo dài trên chính trường miền Nam thời gian sau đó.
Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ là một thắng lợi to lớn nữa có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta ở miền Nam. Thắng lợi này tạo cơ sở vững chắc để đưa cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên.