THI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hòa giải tranh chấp thƣơng mại thƣơng mại
Từ trực trạng các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp thƣơng mại ở Việt Nam, có thể thấy pháp luật về hòa giải tranh chấp thƣơng mại đến nay đã phát triển rất phong phú, gồm quy định về nhiều loại hòa giải thƣơng mại, từ hòa giải thƣơng mại trong tố tụng dân sự đến hòa giải thƣơng mại ngoài tòa án. Tuy nhiên, rất cần phải tiếp tục bổ sung sửa đổi để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải vì các lý do sau:
Thứ nhất, các quy định về các loại hòa giải tranh chấp thƣơng mại đƣợc
ban hành ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc. Chẳng hạn, BLTTDS ban hành năm 2015, Luật Trọng tài thƣơng mại ban hành 2010, Nghị định Hòa giải Thƣơng mại NĐ 22/2017/ NĐ-CP ban hành năm 2017 để hƣớng dẫn Luật Thƣơng mại 2005 tức là 10 năm sau khi Luật Thƣơng mại ra đời; Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án ban hành năm 2020. Nhìn vào tính chất và thời điểm ban hành của văn bản quy phạm pháp luật quy định về hòa giải có thể nhận thấy rằng có sự chênh lệch nhất định về hiệu lực pháp luật kỹ thuật ban hành, nội dung và ý nghĩa của các văn bản quy phạm pháp luật này.
Thứ hai, việc tồn tài nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực
khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực hoạt động là hòa giải tranh chấp thƣơng mại dẫn đến sự khó hiểu, khó áp dụng trong thực tiễn, sự nghi ngờ hiệu lực của các loại hòa giải này trong xã hội. Điều này sẽ gây ra những lo
78
ngại không đáng có của các đƣơng sự về hiệu lực của hòa giải chẳng hạn liệu hòa giải do các trung tâm hòa giải thƣơng mịa tổ chức theo NĐ 22/2017 có hiệu lực pháp lý ngang bằng so với hòa giải do các trung tâm trọng tài cung cấp theo luật Trọng tài 2010 hoặc hòa giải tự nguyện tiến hành tại tòa án do Luật Hòa giải và Đối thoại quy định.
Từ thực tiễn luật pháp và thực tiễn thực thi pháp luật, cần phải bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện mảng pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải để bảo đảm tính thống nhất, hiệu lực, chức năng và ý nghĩa của các loại hình hòa giải thƣơng mại đang hoạt động ở Việt Nam.