Khái quát về tình hình tỉnh Sơn La và Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp thương mại trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 68)

2.4. Thực tiễn thực thi hòa giải tranh chấp thƣơng mại trên địa

2.4.1. Khái quát về tình hình tỉnh Sơn La và Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La

tỉnh Sơn La

2.4.1. Khái quát về tình hình tỉnh Sơn La và Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La Sơn La

* Khái quát về tình hình địa lý - kinh tế -xã hội tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có 11 huyện và 1 Thành phố. Tỉnh có địa hình phức tạp, phía Bắc giáp hai tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, phía Đông giáp hai tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên và phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nƣớc CHDCND Lào. Thành phố Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320km về phía tây bắc. Diện tích tự nhiên 14.055km2, chiếm 4,27% diện tích cả nƣớc. Dân số ở Sơn La tính đến năm 2019 là khoảng 1.300.000 ngƣời. Nhìn chung, nhân khẩu của tỉnh phân bổ không đều, tùy theo trình độ phát triển kinh tế của từng vùng trên địa phƣơng. Mật độ dân số chung thƣa thớt, khoảng 80 ngƣời/km2, nhƣng ở Mộc Châu khoảng 300 ngƣời/km Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 54%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông 12%, dân tộc Mƣờng 8,4%, dân tộc Dao 2,5%, còn lại là các dân tộc: Khơ Mú, Xinh Mun; Kháng, La Ha, Lào, Tày và Hoa. 13,8% dân số sống ở đô thị và 86,2% dân số sống ở nông thôn. Tính đến năm 20202, tỉnh có 270.000 hộ dân, nhƣng lại có đến 92.000 hộ nghèo, là tỉnh có số hộ nghèo lớn thứ 3 cả nƣớc, chiếm 34%, là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Có thể thấy rằng do cƣ dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đồng bào dân tộc ít ngƣời có tiếng nói, thói quen sinh hoạt, các hoạt động kinh tế xã hội theo các tập quán khác nhau nên nhìn chung có tính không đồng đều về nhận thức xã hội, thói quen kinh doanh.

Tuy vậy, Sơn La có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên đất, tài nguyên rừng và khoảng sản. Từ những năm 2017 trở lại đây, Sơn La nổi lên thế mạnh về nông sản chất lƣợng cao, hoạt động buôn bán

61

nông sản với các địa phƣơng trên cả nƣớc đã trở nên sôi động đem lại nguồn thu nhập khả quan cho ngƣời dân và tăng GDP của tỉnh [35].

* Khái quát về Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La

Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La gồm Tòa án nhân dân tỉnh và 12 Tòa án nhân dân cấp huyện. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh bao gồm 03 tòa chuyên trách và 03 phòng nghiệp vụ.

Tòa án hai cấp tỉnh Sơn La hiện có 156/181 biên chế và 27 hợp đồng lao động, trong đó Tòa án nhân dân tỉnh có 37 biên chế gồm 12 Thẩm phán, 06 Thẩm tra viên, 14 Thƣ ký; 05 chức danh khác; các Tòa án cấp huyện có 119 biên chế gồm 54 Thẩm phán, 47 Thƣ ký và 18 chức danh khác.

Nhìn chung, trong công tác xét xử các vụ tranh chấp thƣơng mại, TAND tỉnh Sơn La gặp cả hai mặt là thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi: Tòa án hai cấp tỉnh Sơn La luôn nhận đƣợc sự quan tâm,

lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tòa án nhân dân tối cao, Tỉnh ủy, sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền các cấp. Tập thể Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án hai cấp luôn đoàn kết, quyết tâm thực hiện nhiệm chính trị đƣợc giao; xây dựng hệ thống Tòa án “Trách nhiệm, kỷ cƣơng, chất lƣợng, vì công lý”. Đội ngũ Thẩm phán, công chức, ngƣời lao động trong Tòa án hai cấp có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trong công tác, luôn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao.

Khó khăn: Với địa hình hiểm trở, phức tạp, giáp ranh biên giới Lào, cƣ

dân trong tỉnh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (có 12 dân tộc), nhiều ngƣời dân khi va chậm với các quan hệ pháp luật, khi giao dịch thƣơng mại, nhận thức và hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất của Tòa án hai cấp còn nhiều khó khăn. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến tiến độ giải quyết các vụ việc cũng nhƣ các mặt công tác khác của Tòa án hai cấp tỉnh Sơn La [27].

62

2.4.2. Thực tiễn thực thi giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải trên địa bàn tỉnh Sơn La

2.4.2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải trong tố tụng tòa án

Nhƣ đã nêu ở trên, Sơn La là một tỉnh miền núi có địa hình hiểm trở, điều kiện kinh tế xã hội cũng có điểm đặc điểm phức tạp. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến quan hệ kinh doanh thƣơng mại là nhận thực pháp luật của đa số ngƣời dân nhìn chung còn thấp. Vì vậy việc khởi kiện ra tòa để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh không phổ biến nhƣ ở các tỉnh đồng bằng. Hoàn cảnh này dẫn đến số lƣợng tranh chấp kinh doanh thƣơng mại do Tòa thụ lý và xét xử không cao.

Theo Báo cáo tổng kết của TAND tỉnh Sơn La năm 2020 tính đến cuối năm 2020, toàn bộ ngành tòa án nhân dân tỉnh Sơn La, bao gồm Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La và 12 tòa án thành phố thuộc tỉnh và huyện đã thụ lý 45 vụ tranh chấp kinh doanh thƣơng mại, trong đó hoà giải thành 24 vụ (chiếm 53%), xét xử 14 vụ (chiếm 31%), đình chỉ 2 vụ (chiếm 4%); riêng toà án tỉnh Sơn La thụ lý 08 vụ (đều là án phúc thẩm) xét xử 06 vụ, không có vụ nào hoà giải thành.

* Vụ hòa giải trong tố tụng điển hình tại Tòa án

Tóm tắt: Ngày 26/08/2016, ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh đã ký Hợp đồng tín dụng kiêm khế ƣớc nhận nợ số: 2098/260816/04/180 với Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt với số tiền là: 90,000,000 đồng (Bằng chữ: Chín mƣơi triệu đồng chẵn.). Mục đích vay vốn: Tiêu dùng (Mua sắm đồ dùng gia đình)

Do không trả đƣợc nợ đến hạn nên khoản vay của ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh đã bị chuyển sang nợ quá hạn từ tháng 03/2017.

63

lần làm việc với ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh để đôn đốc, tạo điều kiện cho ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh trả nợ, tuy nhiên ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh cố tình trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tính đến ngày 09/12/2020, tổng dƣ nợ của ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh là: 52.797.136 đồng. Trong đó: Nợ gốc: 40,498,110 đồng, Nợ lãi: 6,442.500 đồng, Phạt quá hạn: 5.856.526 đồng. Tuy nhiên ông Tâm và và Vân Anh từ chối không trả khoản tiền này với lý do không có tiền.

Trên cơ sở những nội dung đã trình bày ở trên, Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt, kính đề nghị Quý Tòa xem xét và giải quyết các yêu cầu cụ thể sau: (1) Buộc ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngay cho Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt theo Hợp tín dụng kiêm khế ƣớc nhận nợ số: 2098/260816/04/180 với tổng số tiền tính đến ngày 09/12/2020 là: 52.797.136 đồng. Trong đó: Nợ gốc: 40,498,110 đồng, Nợ lãi: 6,442.500 đồng, Phạt quá hạn: 5.856.526 đồng. (2) Trong thời gian chƣa thanh toán nợ, ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh phải tiếp tục chịu lãi suất phát sinh theo quy định trên hợp đồng tín dụng đã ký cho đến khi tất toán khoản vay. (3) Ngay sau khi Bản án/Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh không trả nợ hoặc chỉ trả đƣợc một phần khoản nợ thì Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt đƣợc quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 10 tháng 12 năm 2020 tại: Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Tòa án đã tiến hành hoà giải để các đƣơng sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số: 14/2020/TLST-DS ngày 10 tháng 12 năm 2020.

64

* Những người tiến hành tố tụng

Thẩm phán - Chủ trì phiên họp: Bà Tăng Thị Hải Oanh.

Thƣ ký Toà án ghi biên bản phiên họp: Bà Đỗ Thị Thu Trang.

* Những người tham gia phiên họp:

- Nguyên đơn: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt. Địa chỉ: Tòa nhà Thaiholdings, 210 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngƣời đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Doãn Sơn - Chức vụ: Tổng giám đốc Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt.

Ngƣời đại diện theo theo ủy quyền: Ông Lê Minh Tuấn - Chức vụ: Giám đốc Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Sơn La.

Ngƣời đại diện theo theo ủy quyền lại: Ông Phạm Bắc Thái và Thái Việt Hoàng - Chức vụ: Chuyên viên Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Sơn La.

- Bị đơn: Ông Triệu Văn Tâm, sinh năm: 1990. Địa chỉ: Bản Chiềng Khòng, xã Quy Hƣớng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

- Ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Triệu Vân Anh, sinh năm: 1993. Địa chỉ: Bản Chiềng Khòng, xã Quy Hƣớng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Các đƣơng sự có mặt tại phiên họp.

Tại phiên hòa giải, thẩm phán đã phân tích các yêu cầu pháp lý của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt đối với khoản nợ của ông Triệu Văn Tâm và bà Triệu Vân Anh và tƣ vấn cho ông Tâm và bà Vân Anh về nghĩa vụ trả nợ. Bên bị đơn và ngƣời có nghĩa vụ liên quan đã chấp thuận trả khoản nợ bao gồm nợ gốc, nợ lãi và phạt quá hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt. Bị đơn và ngƣời có nghĩa vụ liên quan cũng đồng ý sẽ trả lãi theo yêu cầu trên khoản tiền chạm thanh toán.

65

Sau khi biên bản hòa giải thành đƣợc lập ngày 10/12/2020, TAND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã ra quyết định công nhận hòa giải thành QĐ số 06/2020/QĐST-DS ngày 18/12/2020 yêu cầu thực thi các thỏa thuận hòa giải nói trên.

Nhận xét: Trong vụ tranh chấp này, sự thiếu hiểu biết pháp luật của

nguyên đơn (anh Tâm) và ngƣời có nghĩa vụ liên quan (chị Vân Anh) trong việc kiên quyết từ chối thanh toán món nợ đối với Ngân hàng TMCP Liên Việt chính là mấu chốt đẩy lên mâu thuẫn giữa hai bên, do đó Ngân hàng đã kiện anh Tâm và chị Vân Anh ra tòa. Rõ ràng là giai đoạn hòa giải đã phát huy tác dụng trung gian tích cực, giúp anh Tâm và chị Vân Anh hiểu rõ nghĩa vụ thanh toán của mình và dàn xếp thành công việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng của anh Tâm và chị Vân Anh. Rõ ràng rằng nhờ có giai đoạn hòa giải, hai bên tranh chấp đã có cơ hội thỏa thuận với nhau một cách kỹ lƣợng về việc mâu thuẫn và thu xếp thành công việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của anh Tâm và chị Vân Anh.

2.4.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ngoài tố tụng

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La không có trung tâm trọng tài thƣơng mại (theo Luật Trọng tài 2010) hay trung tâm hòa giải thƣơng mại (Theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP) nào đang hoạt động. Vì vậy, không có vụ tranh chấp kinh doanh thƣơng mại nào đƣợc hòa giải theo các cơ chế nói trên.

Tuy nhiên, ngày từ khi thí điểm thực hiện ý tƣởng hòa giải tại tòa án và sau này khi Luật Hòa giải, Đối thoại tại tòa án 2020 ra đời và bắt đầu có hiệu lực, xu thế hòa giải tại tòa án phát triển rất mạnh mẽ. số lƣợng các vụ tranh chấp thƣơng mại đƣợc hòa giải trên địa bàn tỉnh Sơn La là rất đáng khích lệ.

Theo báo cáo tổng kết của TAND tỉnh Sơn La năm 2020, Tòa đã tích cực thông tin tuyên truyền về Luật Hòa giải, Đối thoại tại tòa án đã đƣa nội

66

dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án vào chƣơng trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 và những năm tiếp theo. TAND tỉnh đã đăng tải toàn văn Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án, đề cƣơng tuyên truyền Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành lên trang thông tin điện tử của TAND tỉnh từ ngày 02/12/2020; đồng thời đề nghị Báo Sơn La, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sâu rộng. Các Tòa án cấp huyện chủ động phối hợp với các Cơ quan thông tin truyền thông để tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Sau khi ban hành thông báo tuyển chọn Hòa giải viên, từ ngày 25/11/2020 đến ngày 10/12/2020, TAND tỉnh tiếp nhận 45 hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hoà giải viên và thực hiện quy trình xin ý kiến Ban Nội chính tỉnh ủy, Công an tỉnh và các huyện ủy, thành ủy về các hòa giải viên. Ngày 02/01/2021, Chánh án TAND tỉnh đã ban hành Quyết định số 02/2021/QĐ-TA về việc bổ nhiệm và tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm 39 hòa giải viên của Tòa án hai cấp.

Để thực thi công tác hòa giải, TAND tỉnh và 12 Tòa án cấp huyện đều chủ động sắp xếp lại phòng làm việc của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thƣ ký, ngƣời lao động để bố trí từ 01 phòng làm việc và 01 máy tính, 01 máy in và 01 tủ tài liệu/ đơn vị để dùng chung cho các Hòa giải viên; có 01 đơn vị bố trí đƣợc phòng hòa giải riêng (do mới đƣợc xây dựng trụ sở), các đơn vị còn lại đều phải sử dụng phòng họp hoặc phòng xử án dân sự để làm phòng hòa giải.

Về kết quả hòa giải đối thoại: Theo Báo cáo tình hình thực hiện hòa giải đối thoại tại tòa án năm 2021 của TAND tỉnh Sơn La, tính đến đến ngày 31/7/2021, Tòa án hai cấp đã bổ nhiệm đƣợc 41 hòa giải viên và chấp nhận yêu cầu giải quyết hòa giải, đối thoại là 69 vụ, trong đó: Hòa giải thành 17 vụ (chiếm 25%), hòa giải không thành 38 vụ (chiếm 55%), ngƣời khởi kiện rút

67

đơn khởi kiện 12 vụ (chiếm 17%), không tiến hành hòa giải đƣợc 02 vụ (chiếm 3%) với tổng số tiền đã chi tính đến ngày 31/7/2021 là: 43.500.000đ (Bốn mƣơi ba triệu năm trăm nghìn đồng). Trong hơn 6 tháng đầu năm, ngay từ giai đoạn đầu của thực thi Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án, kết quả hòa giải thành chiếm tới 25% của số lƣợng vụ việc đƣợc tiến hành hòa giải (17 vụ hòa giả thành/ tổng số 69 vụ). Kết quả này là rất đáng khích lệ, đặc biệt trong điều kiện tổng chi phí cho các hoạt động hòa giải chỉ tốn một số tiền rất nhỏ là 43.500.000đ.

* Vụ việc điển hình về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương

mại theo Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án

Tóm tắt nội dung vụ việc: Ngày 17/01/2020, Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Nông Trƣờng Mộc Châu ký hợp đồng tín dụng số NHTC200015/HĐTD với bà Phạm Thị Duyên là đại diện cho hộ gia đình ông bà Nguyễn Văn Thể + Phạm Thị Duyên có nội dung: Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Nông Trƣờng Mộc Châu cho hộ gia đình bà Phạm Thị Duyên vay số tiền là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng chẵn); mục đích sử dụng tiền vay là để hộ gia đình bà Duyên thu mua hàng nông sản; thời hạn vay là 12 tháng kể từ ngày 17/01/2020 đến hết ngày 17/01/2021; lãi suất cho vay trong hạn là 12,3%/năm, lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn; tài sản đảm bảo là quyền sử dụng thửa đất số 97 +97a, tờ bản đồ số 20, diện tích 337,1m2 (trong đó có 150m2 đất ở và 187,1m2 đất trồng cây hàng năm khác) và 02 nhà xây + công trình phụ trên đất tại tiểu khu 32, thị trấn Nông Trƣờng Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp thương mại trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)