Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 86 - 87)

1.2.3 .Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Việc hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc là một hệ thống trong hệ thống các hoạt động dạy học và đào tạo, nó liên quan tới nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trƣờng, trình độ đội ngũ, công tác quản lý... cho nên một biện pháp quản lý không thể cùng tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp đem lại kết quả mong muốn nhƣ mục tiêu đề ra. Nhƣ vậy, việc xây dựng các biện pháp quản lý việc hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học phải đảm bảo đó là một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, xây dựng kế hoạch cho tới việc hƣớng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thƣởng.

Không có biện pháp nào “đa năng” cả mà phải biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng.

Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của cán bộ quản lý và giáo viên; Đảm bảo tính thống nhất đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp nhƣ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Chỉ khi thực hiện thống nhất đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc quản lý thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong dạy học .

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc phải chú trọng và đảm bảo tính kế thừa và phát huy dựa trên

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trong thực tiễn, tình hình phát triển của CNTT trên thế giới và ngay tại trong nƣớc đang tác động mạnh mẽ tới việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, đặc điểm về điều kiện csvc, trình độ đội ngũ và HS, những thói quen và kinh nghiệm của mỗi GV và CBQL,... trong mỗi nhà trƣờng là khác nhau. Những biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trƣờng TH trên địa bàn huyện có nhiều nội dung đã đƣợc thực hiện khá tốt cần đƣợc phát huy. Nhiều nội dung còn hạn chế cần đƣợc đổi mới, đƣợc đẩy mạnh. Đây là những yếu tố từ thực tiễn đòi hỏi các biện pháp quản lý mới trong giai đoạn tiếp theo.

Việc đề ra và triển khai những biện pháp quản lý trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi Phòng Giáo dục và Đào tạo phải hiểu thấu đáo, tính toán đầy đủ các điều kiện về con ngƣời, CSVC, ngân sách nhà nƣớc, thời gian, từ đó đề ra các biện pháp quản lý vừa có cơ sở khoa học, vừa đảm bảo phù họp với thực tiễn, với quy luật và xu thế phát triển chung. Những biện pháp nhƣ vậy sẽ có tính khả thi cao.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp cần thể hiện và cụ thể hoá chủ trƣơng, đƣờng lối giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc về việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học góp phần đổi mới PPDH, phù họp với các nguyên tắc QLGD của ngành.

Đồng thời đáp ứng đƣợc xu thế phát triển giáo dục hiện nay bằng các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lƣợc giáo dục.

Các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng dựa trên tình trạng thực tế việc ứng dụng CNTT&TT nói chung, đặc biệt việc thiết kế, sử dụng KHBDTC có ứng dụng CNTT&TT, KHBDTC điện tử ở đơn vị phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trƣờng của mỗi nhà trƣờng.

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Anh ở các trƣờng tiểu học huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 86 - 87)