Thực trạng về quản lý nội dung ứng dụngCNTT trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 70 - 74)

1.2.3 .Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

2.4.2. Thực trạng về quản lý nội dung ứng dụngCNTT trong dạy học

2.4.2.1.Quản lỷ việc thiết kế và sử dụng kế hoạch bài dạy tích cực có ứng dụng CNTT

Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL và GV về quản lý việc thiết kế và sử dụng kế hoạch bài dạy tích cực có ứng dụng CNTT

Quản lý việc thiết kế và sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT

STT Nội dung Mức độ hiệu quả X Thứ

bậc 5 4 3 2 1 1 ND1 30 47 30 11 0 450 3,81 2 2 ND2 27 40 47 4 0 444 3,76 3 3 ND3 20 57 30 11 0 494 4,19 1 4 ND4 20 45 33 11 0 401 3,4 4 Ghi chú:

ND1:Lập kế hoạch triển khai việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT

ND2:Tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai việc sử dụng KHBDTC có ứng dụng CNTT ND3:Chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai việc sử dụng KHBDTC có ứng dụng CNTT ND4:Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.17 cho thấy công tác quản lý việc thiết kế và sử dụng kế hoạch bài dạy tích cực có ứng dụng CNTT tại các trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc đã đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế và kiểm tra việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:

Về nội dung lập kế hoạch triển khai việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT: Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phƣớc đều xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT và quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm về CNTT của nãm học trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ và Sở đến từng đơn vị; chỉ đạo cho tất cả các trƣờng TH trong toàn huyện sử dụng thƣ điện tử trọng giao dịch, tra đổi công việc trên môi trƣờng mạng; khuyến khích đội ngũ GV soạn giảng bằng vi tính, tăng cƣờng việc sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT; triển khai và chỉ đạo tất cả các trƣờng TH thực hiện nghiêm túc việc nhập dữ liệu và sử dụng các phần mềm phục vụ cho công tác QLGD. Tổ chức các cuộc thi GV ứng dụng CNTT trong dạy học, CBQL ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, thi thiết ké bài giảng Eleaning, thi GV dạy giỏi

cấp huyện bắt buộc phải có tiết dạy có ứng dụng CNTT… Tuy nhiên, chỉ có rất ít trƣờng xây dựng kế hoạch đƣợc chi tiết, bám sát thực tế, thể hiện điểm trung bình qua khảo sát làX =3,81. Phần lớn các trƣờng có lập kế hoạch thì chỉ lập mang tính chất

cho có, kế hoạch đều ở mức chung chung, chƣa thực sự bám sát vào tình hình thực tế của từng trƣờng.

Về nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phƣớc đã tổ chức thực hiện nhiều nội dung nhƣ: Quán triệt tới các nhà trƣờng mục tiêu, các bƣớc đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng năm học; chỉ đạo các trƣờng xây dựng kế hoạch đầu tƣ CSVC cho ứng dụng CNTT; chỉ đạo các trƣờng xây dựng website riêng, trang bị phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dạy học; tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL; tổ chức, chỉ đạo một số trƣờng có trọng điểm về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hƣớng cho các đơn vị khác. Tuy nhiên, các văn bản chỉ đạo vẫn còn rất chung chung, chỉ là tăng cƣờng, tích cực..., các tài liệu liên quan đến ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học lại chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ, đa số là GV tự sƣu tầm, tự nghiên cứu nên khâu tổ chức thực hiện của các trƣờng chƣa đƣợc tốt. Điều này thể hiện rõ qua số liệu khảo sát điểm trung bình là X =3,76.

Vềnội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT: CBQL và GV cho rằng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT là “Tƣơng đối hiệu quả”với điểm trung bình khảo sát là X =4,19. Nguyên nhân là do công tác chỉ đạo

thực hiện còn nhiều khâu vƣớng mắc, bất cập nhƣ khâu định hƣớng cho GV về thiết kế và sử dụng hiệu quả KHBDTC có ứng dụng CNTT thì chƣa có hƣớng chỉ đạo cụ thể. Việc dạy trên lớp nhƣ thế nào? Dạy cái gì? Bài soạn ra sao? Ý tƣởng và cách thiết kế nhƣ thế nào? Chƣa có sự chỉ đạo nhất quán từ phía CBQL giáo dục do dó khi tổ chức tập huấn bồi dƣỡng thiết kế KHBDTC có ứng dụng CNTT hầu hết là theo kiểu trình chiếu, đa số GV sử dụng MS.PowerPoint để thiết kế trình chiếu cả 01 tiết dạy thay cho viết bảng, có nhiều KHBD sử dụng toàn bộ bài là trình chiếu

dẫn đển lạm dụng CNTT trong dạy học. Thực trạng này còn diễn ra là do những hạn chế của khâu định hƣớng và tổ chức chỉ đạo của CBQL trong việc thiết kế và sử dụng KHBDTC có ứng dụng CNTT.

Về nội dung kiểm tra, đánh giá việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT: Quản lý KHBD của GV là một trong những nhiệm vụ cần quan tâm của đội ngũ CBQL nhà trƣờng. Việc kiểm tra hò sơ, đặc biệt là KHBD của GV là việc làm diễn ra thƣờng xuyên của CBQL. Thực tế ở 26 trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, CBQL cùng tổ trƣởng của các tổ chuyên môn khi kiểm tra KHBD của GV chỉ quan tâm đến số lƣợng đủ KHBD theo tiến độ quy định hay chƣa, còn chất lƣợng của mỗi KHBD mà GV soạn thì chƣa thể kiểm định đƣợc. Các trƣờng đều cho GV đăng kí sử dụng KHBD in. Tuy nhiên, khi kiểm tra cho thấy việc thực hiện quy định này không đảm bảo. Rất nhiều GV đãng kí sử dụng KHBD in, nhƣng không thực hiện soạn KHBD TC có ứng dụng CNTT và dạy đủ nhƣ kế hoạch đã đãng kí. Kết quả thu đƣợc khi tiến hành điều tra về vấn đề này ở các trƣờng điểm trung bình là X =3,4. Điều đó cho thấy ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho rằng việc kiểm tra, đánh giá việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT ở các trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc là hiệu quả chƣa cao. Từ kết quả điều tra này cho thấy việc kiểm tra, đánh giá việc sử dụng KHBD tích cực có ứng dụng CNTT của đội ngũ CBQL của các trƣờng triển khai và thực hiện chƣa tốt, đã làm ảnh hƣởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý cũng nhƣ trong dạy học.

2.4.2.2.Quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học đa phương tiện

Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL và GV về quản lý xây dựng và sử dụng phòng học đa phƣơng tiện

STT Các mức độ đánh giá về quản lý xây dựng và sử dụng phòng

học đa phƣơng tiện N %

1 Hoàn toàn không hiệu quả 0 0

2 Không hiệu quả 5 3,2

3 Tƣơng đối hiệu quả 8 5,0

4 Hiệu quả 57 35,9

Kết quả khảo sát bảng 2.18 cho thấy về cơ bản đội ngũ CBQL và GV đã xác định đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng phòng học đa phƣơng tiện trong đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục tại các nhà trƣờng. Có tới 55,9% và 35,9% ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho rằng “Rất hiệu quả” và “Hiệu quả” đối với việc quản lý xây dựng và sử dụng phòng học đa phƣơng tiện. Đặc biệt, 54/54 CBQL tại 26 trƣờng TH đƣợc điều tra đều nhận thấy rằng việc xây dựng phòng học DPT là thực sự cần thiết đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và tin học hóa trƣờng học. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí nên hiện nay 26/26 trƣờng đều chƣa đầu tƣ xây dựng CSVC, thiết bị, lắp đặt phòng học đa phƣơng tiện. Để dần tiếp cận theo phƣơng thức dạy mới, các trƣờng cũng đã đƣa ra các giải pháp khuyến khích và yêu cầu GV khai thác sử dụng tối đa việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

2.4.2.3.Quản lý việc sử đụng các phần mềm dạy học

Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học

STT Hiệu quả của quản lý việc sử dụng các phần mềm N %

1 Hoàn toàn không hiệu quả 68 42,8

2 Không hiệu quả 50 31,5

3 Tƣơng đối hiệu quả 23 14,5

4 Hiệu quả 7 4,4

5 Rất hiệu quả 11 6,8

Ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức triển khai nội dung hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT, đồng thời xây dƣng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý và giảng dạy nhƣ phần mềm quản lý ngân hàng đề thi trực tuyến, phần mềm quản lý thiết bị, phần mềm soạn thảo giáo án gồm Phần mềm xử lí ảnh Photoshop CS3, Phần mềm tạo ảnh động CoffeeCup GIF Animator, Phần mềm soạn thảo công thức toán: MyEqtext 3.0. Các phần mềm trên đƣợc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán của các trƣờng, chỉ đạo triển khai rộng rãi tới từng GV giảng dạy cũng nhƣ kiểm

đều đã xây dựng kế hoạch của trƣờng trong việc sử dụng phần mềm dạy học. CBQL các trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc đều có kiến thức về tin học, tuy nhiên trình độ mới chỉ ở mức tin học cơ bản, một số CBQL cao tuổi hạn chế về tin học, cũng nhƣ GV đƣợc Phòng Giáo dục và Đào tạo tập huấn sử dụng phần mềm dạy học cũng không có kiến thức chuyên sâu về tin học. Vì vậy việc tiếp thu và sử dụng phần mềm dạy học cũng nhƣ phần mềm quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế áp dụng các phần mềm cũng nhƣ qua Kết quả khảo sát Bảng 2.19 cho thấy mặc dù hầu hết các trƣờng đã tổ chức áp dụng rộng rãi phần mềm phục vụ cho công tác QLGD cũng nhƣ soạn giáo án, tuy nhiên hiệu quả mang lại chƣa đƣợc nhƣ mong muốn: Có tới 42,8% và 31,5% ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho rằng quản lý việc sử dụng các phần mềm ở các trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc là “Hoàn toàn không hiệu quả” và “Không hiệu quả”. Đặc biệt trong đó, chỉ có 40/54 CBQL quan tâm đến các phần mềm dạy học. Nguyên nhân của việc áp dụng các phần mềm trong công tác quản lý cũng nhƣ phục vụ soạn giáo án ở các trƣờng không hiệu quả là vì đội ngũ CBQL các trƣờng chƣa thật sự quan tâm, mặt khác nhận thức của đội ngũ giáo viên về vấn đề này còn nhiều hạn chế, phần lớn GV cho rằng việc có sử dụng hay không sử dụng các phần mềm dạy học là không bắt buộc, họ cho rằng họ chƣa bao giờ đƣợc tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn để nghiên cứu về các phần mềm dạy học cũng nhƣ không nhận đƣợc sự hỗ trợ về CNTT khi họ tiến hành soạn giảng bằng KHDHTC có ứng dụng CNTT.

2.4.3 Thực trạng về quản lý ứng dụng CNTT trong các hình thức và phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở các trường TH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 70 - 74)