Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh xăng dầu quân đội khu vực tây nguyên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội (Trang 32 - 38)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

1.4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.4.2.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Hoạt động kinh doanh của một DN đòi hỏi phải đầu tƣ vào cả tài sản ngắn hạn (hàng tồn kho và các khoản phải thu) và tài sản dài hạn (bất động sản, đất đai, trang thiết bị). Các tỉ số về năng lực hoạt động mô tả mối quan hệ giữa quy mô hoạt động của DN (thƣờng đƣợc xác định là doanh số tiêu thụ) và tài sản cần thiết để duy trì hoạt động bền vững của DN.

Các t số về năng lực hoạt động cũng có thể đƣợc sử dụng để dự báo nhu cầu về vốn của DN (cả trong hoạt động kinh doanh và đầu tƣ dài hạn). Doanh thu tăng s dẫn đến nhu cầu đầu tƣ cho tài sản cũng tăng thêm. Các t số về năng lực hoạt động có thể giúp các nhà phân tích dự báo đƣợc những nhu cầu này và đánh giá đƣợc khả năng của DN trong việc đáp ứng nhu cầu tăng lên của các tài sản cần thiết cho mức tăng trƣởng dự báo đó.

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn:

Để phân tích đƣợc các chỉ tiêu này, bƣớc đầu ta phải đi tính đƣợc số vòng quay của tài sản ngắn hạn, đƣợc tính dựa vào công thức sau:

Hiệu suất sử dụng Tài sản ngắn hạn =

Tổng Doanh thuthuần

Tổng Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ tài sản ngắn hạn của đơn vị luân chuyển đƣợc mấy vòng, ngoài ra cũng có thể hiểu chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, bình quân 1 đồng tài sản ngắn hạn mà DN đã đầu tƣ thì mang lại đƣợc mấy đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.

Số ngày vòng quay của Tài sản ngắn hạn =

360

Số vòng quay của Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của DN, 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn quay trong bao lâu. Thời gian này càng ngắn thì hiệu năng hoạt động càng cao và ngƣợc lại.

- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn thƣờng đƣợc đánh giá qua chỉ tiêu:

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =

Doanh thu thuần Tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, bình quân 1 đồng tài sản dài hạn mà DN đã đầu tƣ thì mang lại đƣợc mấy đồng doanh thu.

- Hiệu suất sử dụng của tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lƣờng tổng quát về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản trong DN, thể hiện qua mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong DN (bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác) với tổng tài sản hiện có của DN.

Hiệu suất sử

dụng tổng tài sản =

Doanh thu và thu nhập khác của DN trong kỳ Tổng tài sản bình quân

Mối quan hệ này cho phép đo lƣờng hiệu quả đầu tƣ chung bằng cách dựa vào tác động qua lại của cả tài sản dài hạn và ngắn hạn. Phƣơng pháp quan trọng này là một yếu tố cốt lõi của việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản, s đƣợc trình bày kỹ hơn ở phần khả năng sinh lời.

Để phân tích hiệu năng hoạt động (số vòng quay của các nguồn lực) ta cần phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của từng nguồn lực đầu vào thông qua số vòng quay của các nguồn lực sử dụng.

Chỉ tiêu số vòng quay của các nguồn lực cho biết để thu đƣợc 1 đơn vị đầu ra phải tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực đầu vào; hay nói cách khác, trong một kỳ hoạt động, nguồn lực đầu vào sử dụng luân chuyển đƣợc bao nhiêu lần. Chỉ số này càng lớn, phản ánh số vòng chu chuyển các nguồn lực đầu vào càng cao, hiệu suất hoạt động càng cao và ngƣợc lại.

Chỉ tiêu thời gian một vòng quay của từng nguồn lực cho biết, khoảng thời gian để nguồn lực đầu vào luân chuyển đƣợc một vòng là bao lâu. Chỉ

tiêu này càng nhỏ thể hiện các nguồn lực đầu vào sử dụng càng có hiệu quả và ngƣợc lại.

1.4.2.2. Phân tích hiệu năng hoạt động

Để phân tích hiệu năng hoạt động (số vòng quay của các nguồn lực) ta cần phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của từng nguồn lực đầu vào thông qua số vòng quay của các nguồn lực sử dụng.

Chỉ tiêu số vòng quay của các nguồn lực cho biết để thu đƣợc 1 đơn vị đầu ra phải tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực đầu vào; hay nói cách khác, trong một kỳ hoạt động, nguồn lực đầu vào sử dụng luân chuyển đƣợc bao nhiêu lần. Chỉ số này càng lớn, phản ánh số vòng chu chuyển các nguồn lực đầu vào càng cao, hiệu suất hoạt động càng cao và ngƣợc lại.

Còn chỉ tiêu thời gian một vòng quay của từng nguồn lực cho biết, khoảng thời gian để nguồn lực đầu vào luân chuyển đƣợc một vòng là bao lâu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện các nguồn lực đầu vào sử dụng càng có hiệu quả và ngƣợc lại. Thông thƣờng, hiệu năng hoạt động đƣợc đánh giá qua ba chỉ tiêu là vòng quay và số ngày vòng quay của tài sản ngắn hạn, vòng quay và số ngày vòng quay của hàng tồn kho, vòng quay và số ngày vòng quay của các khoản phải thu.

Cụ thể:

-Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Vòng quay các khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với các khoản phải thu của DN và đƣợc xác định nhƣ sau

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần trong kỳ Các khoản phải thu bình quân

Các khoản phải thu bình quân đƣợc xác định bằng các khoản phải thu đầu kỳ cộng với các khoản phải thu cuối kỳ đem chia cho hai.

Vòng quay các khoản phải thu đo lƣờng mức độ đầu tƣ vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho DN, qua đó có thể

đánh giá hiệu quả của một chính sách đầu tƣ của DN.

Một chỉ tiêu ngƣợc của vòng quay các khoản phải thu là kỳ thu tiền trung bình. Chỉ tiêu này cho biết khoảng thời gian trung bình từ khi DN xuất hàng đến khi DN thu đƣợc tiền về.

Kỳ thu tiền trung bình =

Các khoản phải thu bình quân * Số ngày trong kỳ phân tích Doanh thu bình quân trong kỳ

Trong đó: số ngày trong kỳ phân tích đƣợc xác định thƣờng là 90, 360 ngày nếu kỳ phân tích là 1 quý, 1 năm.

- Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luận. chuyển trong một kỳ và đƣợc xác định bằng:

Vòng quay

hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán trong kỳ Hàng tồn kho bình quân

Hàng tồn kho của DN cũng đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình quân số học giống nhƣ xác định các khoản phải thu. Vòng quay của hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong một kỳ.

Muốn biết thời gian luân chuyển của một vòng quay hàng tồn kho có thể xác định bằng:

Số ngày một vòng HTK =

HTK bình quân * Số ngày trong kỳ phân tích Giá vốn hàng bán trong kỳ

Số ngày của một vòng hàng tồn kho là khoảng thời gian từ khi DN bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian hàng lƣu kho.

1.4.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi hoạt động kinh doanh

Phân tích khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích đƣợc các nhà quản trị tài chính, các nhà cho vay, đầu tƣ quan tâm đặc biệt, vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tƣơng lai. Khả năng sinh lời có thể đƣợc đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau nhƣng có mối liên hệ chặt ch với

nhau nhƣ khả năng sinh lời hoạt động, khả năng sinh lời kinh tế, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu với các chỉ tiêu đƣợc sử dụng nhƣ sau:

- Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu:

Đánh giá khả năng sinh lời doanh thu là xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu. T suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà DN thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

Tỷ suất lợi

nhuận doanh thu =

Lợi nhuận

x 100 Doanh thu

Lợi nhuận đƣợc xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận trƣớc thuế hay lợi nhuận sau thuế. Tƣợng ứng với chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu đƣợc xác định mẫu số trong công thức trên có thể là doanh thu thu đƣợc từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần), doanh thu hoạt động kinh doanh (bao gồm cả doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính) hoặc cũng có thể là tổng doanh thu và thu nhập khác của DN trong kỳ (bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác). Việc sử dụng mỗi chỉ tiêu tính toán khác nhau nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của mỗi hoạt động khác nhau hoặc hiệu quả toàn bộ hoạt động của DN.

Để đánh giá khả năng sinh lời cho hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong DN có thể dùng chỉ tiêu:

Tỷ suất lợi nhuận hoạt

động bán hàng =

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng

x 100 Doanh thu thuần

Khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh đƣợc xem xét qua t số:

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

x 100 Doanh thu hoạt động kinh doanh

cao là những DN quản lý tốt chi phí trong hoạt động hkinh doanh hoặc thực hiện các chiến lƣợc cạnh tranh về mặt chi phí.

- Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản

Đối với một DN hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh tình hình hiện có của DN. Chính vì vậy, sử dụng tài sản hiện có một cách có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao HQHĐ của DN. Hiệu quả sử dụng tài sản của DN thể hiện qua khả năng sinh lợi của tài sản. Vì vậy, về thực chất, quá trình phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chính là phân tích khả năng sinh lợi của tài sản; để qua đó xem xét các nguyên nhân ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của tài sản và đề ra giải pháp quản lý phù hợp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, góp phần bảo toàn vốn, nâng cao HQHĐ. Đồng thời, trong quá trình phân tích, ngoài việc phân tích khả năng sinh lợi của tổng tài sản, để đánh giá đầy đủ, toàn diện về khả năng sinh lợi của các loại tài sản của DN khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, ngƣời phân tích còn có thể đi sâu phân tích khả năng sinh lợi của từng bộ phận tài sản nhƣ: tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, tài sản cố định.

Khả năng sinh lợi của tài sản đƣợc phản ánh rõ nét nhất thông qua chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản, chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà DN sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Sức sinh lợi của tài sản đƣợc trình bày theo các công thức sau:

Sức sinh lợi của tài sản =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, cứ một trăm đồng tài sản hiện có trong DN mang lai bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của DN càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tƣ của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh xăng dầu quân đội khu vực tây nguyên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội (Trang 32 - 38)