Hoàn thiện về phƣơng pháp thực hiện phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh xăng dầu quân đội khu vực tây nguyên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội (Trang 80 - 83)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOẢN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠ

3.2.2. Hoàn thiện về phƣơng pháp thực hiện phân tích

Qua thực trạng phân tích HQHĐ tại Chi nhánh Xăng dầu Quân đội Khu vực Tây Nguyên - Công ty TNHH MTV thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, tác giả nhận thấy phƣơng pháp phân tích phổ biến mà đơn vị sử dụng để phân tích là phƣơng pháp so sánh giản đơn, bao gồm so sánh dọc và so sánh ngang. Phƣơng pháp này mặc dù cũng cho phép ta đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích HQHĐ nhƣng chƣa cho thấy đƣợc các nhân tố cụ thể

tác động đến các chỉ tiêu. Vì vậy, tác giả đề xuất đơn vị nên sử dụng thêm một số phƣơng pháp phân tích sau:

- Thứ nhất: Áp dụng phương pháp đồ thị kết hợp phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng

Theo tác giả để xem xét sự tăng trƣởng về HQHĐ đƣợc ổn định lâu dài, bên cạnh việc khai thác và sử dụng các năng lực sẵn có, đòi hỏi đơn vị còn phải tìm mọi biện pháp để đảm bảo duy trì đƣợc nhịp điệu tăng trƣởng và phát triển một cách đều đặn. Vì vậy, việc phân tích xu hƣớng và nhịp điệu tăng trƣởng thể hiện lên đồ thị là nội dung cần thiết trong phân tích HQHĐ của Chi nhánh.

Tuy nhiên, để thực hiện kết hợp hai phƣơng pháp phân tích này với nhau, trƣớc hết Chi nhánh phải lựa chọn chỉ tiêu phân tích HQHĐ cần phân tích nhƣ: ROA, ROS, ROE. Sau đó, sử dụng cách thức so sánh bằng số tƣơng đối động thái định gốc (nếu phân tích xu hướng tăng trưởng) hay so sánh bằng số tƣơng đối động thái liên hoàn (nếu phân tích nhịp điệu tăng trưởng); tiếp đó, sử dụng đồ thị để biểu diễn kết quả phân tích. Đƣờng biểu diễn kết quả phân tích so sánh bằng số tƣơng đối động thái định gốc là yi/y0 (với i = 1, n) s thể hiện xu hƣớng tăng trƣởng là đi lên, đi xuống hay không đổi; còn đƣờng biểu diễn kết quả so sánh bằng số tƣơng đối động thái liên hoàn là y(i+1)/yi (với i = 1, n) lại thể hiện nhịp điệu tăng trƣởng là ổn định, đều đặn hay bấp bênh. Bảng số liệu để thể hiện kết quả phân tích đƣợc lập nhƣ sau:

Bảng 3.1: Minh họa bảng phân tích xu hƣớng tăng trƣởng của các chỉ tiêu phản ánh ROA, ROS, ROE

Kỳ so sánh Chỉ tiêu Năm (N-4)/(N-5) Năm (N-3)/(N-5) Năm (N-2)/(N-5) Năm (N-1)/(N-5) Năm N/(N-5) 1. Tốc độ tăng trƣởng định gốc của ROA 2. Tốc độ tăng trƣởng định gốc của ROS 3. Tốc độ tăng trƣởng định gốc của ROE

Bảng 3.2: Minh họa bảng phân tích nhịp điệu tăng trƣởng của các chỉ tiêu phản ánh ROA, ROS, ROE

Kỳ so sánh Chỉ tiêu Năm (N-4)/(N-5) Năm (N-3)/(N-4) Năm (N-2)/(N-3) Năm (N-1)/(N-2) Năm N/(N-1) 1. Tốc độ tăng trƣởng định gốc của ROA 2. Tốc độ tăng trƣởng định gốc của ROS 3. Tốc độ tăng trƣởng định gốc của ROE

(Nguồn: Tác giả đề xuất) -Thứ hai: Áp dụng phương pháp Dupont

Bản chất của phƣơng pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (một t số) thành tích của chuỗi các t số có mối liên hệ nhân quả với nhau. Điều này cho phép phân tích những ảnh hƣởng của các t số thành phần (t số nhân tố) đối với t số tổng hợp. Với phƣơng pháp này, nhà phân tích có thể tìm đƣợc những nhân tố, những nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng tốt, xấu trong mỗi hoạt động cụ thể của Chi nhánh, từ đó thấy đƣợc mặt mạnh, điểm yếu trong các hoạt động của Chi nhánh.

Tuy nhiên, để phản ánh đƣợc mối quan hệ giữa các bộ phận phản ánh của chi tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hƣởng, ta cần sử dụng kết hợp phƣơng pháp Dupont với phƣơng pháp loại trừ. Để thực hiện việc phân tích kết hợp này, ta cần thực hiện theo trình tự sau:

+ Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích theo công thức gốc;

+ Bước 2: Vận dụng mô hình Dupont để biến đổi công thức tính gốc thành phƣơng trình có nhiều biến số tác động;

+ Bước 3: Sử dụng phƣơng pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích;

+ Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng, rút ra nhận xét, kiến nghị và đề xuất các giải pháp nâng cao HQHĐ.

lợi của VCSH (ROE) nhƣ sau:

Trƣớc tiên ta cần biến đổi chỉ tiêu ROE theo phƣơng pháp Dupont, sắp xếp lại trật tự theo phƣơng pháp loại trừ rồi mới xác định mức ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của ROE. Ta có:

ROE = Tổng TS bình quân

x Doanh thu thuần

x Lợi nhuận sau thuế

(3.1)

VCSH bình quân Tổng TS bình quân Doanh thu thuần

Hay: ROE = Đòn bẩy TC x Hiệu suất sử dụng của tổng TS x Tỷ suất lợi

nhuận thuần (3.1a)

Tiếp đến, dựa vào kết quả phân tích các nhân tố, nhân viên phân tích tại Chi nhánh tiến hành tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh ROE. Từ đó, rút ra các nhận xét, kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao t suất sinh lợi của VCSH cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại chi nhánh xăng dầu quân đội khu vực tây nguyên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)