4.2 Nghiên cứu định lượng
4.2.1.1 Thống kê mô tả mẫu
Biểu đồ 4.1: Giới tính của học viên được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS
Từ biểu đồ trên kết hợp với bảng thống kê ở phụ lục 2, ta thấy số lượng học viên nữ chiếm 91,2% cao hơn số lượng học viên nam chỉ chiếm 8,8%. Có thể thấy được xu hướng học làm đẹp về ngành vẽ móng được các học viên nữ chọn học nhiều hơn các học viên nam.
Biểu đồ 4.2: Độ tuổi của các học viên được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS
Từ biểu đồ trên kết hợp với bảng thống kê ở phụ lục 2, nhìn chung ta có thể thấy được đa số các học viên được khảo sát có độ tuổi từ 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,4%, sau đó là các học viên có độ tuổi từ 35 – 45 tuổi chiếm 35,2%, các học viên có độ tuổi từ 18-25 tuổi chỉ chiếm 18,4%, và chiếm tỷ lệ thấp nhất là các học viên trên 45
18,4% 42,4% 35,2% 4% ĐỘ TUỔI Từ 18 - 25 tuổi Từ 26 - 35 tuổi Từ 35 - 45 tuổi Trên 45 tuổi 91,2% 8,8% GIỚI TÍNH Nữ Nam
Biểu đồ 4.3: Trình độ của các học viên được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS
Từ biểu đồ trên kết hợp với bảng thống kê ở phụ lục 2, qua kết quả khảo sát ta có thể thấy các học viên có trình độ học vấn là đại học chiếm 11,2%, các học viên có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ bằng nhau là 16,8%, các học viên có trình độ học vấn là lao động phổ thông chiếm 55,2%. Có thể thấy đa số các học viên có trình độ học vấn là lao động phổ thông chọn theo học ngành vẽ móng tại trung tâm.
Biểu đồ 4.4: Trình độ của các học viên được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS
Từ biểu đồ trên kết hợp với bảng thống kê ở phụ lục 2 , ta có thể học sinh/sinh viên được khảo sát chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 8%, tiếp theo là nhân viên văn phòng/kỹ thuật được khảo sát chiếm 12,8%, số lượng công nhân được khảo sát chiếm đến 34,4%, số lượng học viên về hưu và nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,8%. Qua đó ta có thể thấy theo học ngành vẽ móng tại trung tâm Mona Nail chủ yếu là các học viên là công nhân
11,2% 16,8% 16,8% 55,2% TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Đại học Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông 8,0% 12,8% 34,4% 44,8%
CÔNG VIỆC HIỆN TẠI
Học sinh/sinh viên Nhân viên kinh doanh/kỹ thuật Công nhân Về hưu/nội trợ
Biểu đồ 4.5: Thu nhập bình quân hàng tháng của các học viên được khảo sát
Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS
Từ biểu đồ trên kết hợp với bảng thống kê ở phụ lục 2, ta có thể thấy thu nhập bình quân hàng tháng của học viên dưới 4 triệu chiếm 18,4%, thu nhập bình quân hàng tháng của học viên từ 4 triệu đến 6 triệu chiểm tỷ lệ cao nhất là 42,4%, thu nhập bình quân hàng tháng của học viên từ 6 triệu đến 8 triệu chiếm 28,8%, và chiếm tỷ lệ thấp nhất là thu nhập bình quân hàng tháng của học viên trên 8 triệu chỉ chiếm 10,4%.