Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Để giúp cho quá trình nghiên cứu nhằm lựa chọn, xây dựng các biện pháp công tác quản lý GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn một cách có hệ thống, hợp lý và có tính khả thi hơn cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải hƣớng vào việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THCS nhằm hình thành và phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc, hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc lựa chọn các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL cũng cần tuân thủ nguyên tắc thực tiễn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu, hệ chuẩn mực đạo đức của mỗi quốc gia không thể không mang tính quốc tế. Do vậy, ngoài các chuẩn mực chung về đạo đức cần phải có chuẩn mực đạo đức riêng phù hợp với truyền thống dân tộc, với thực tiễn phát triển đất nƣớc. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm

trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của địa phƣơng, nhà trƣờng. Biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục đƣợc các mặt chƣa làm đƣợc, còn hạn chế hiện nay trong các khâu quản lý. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu ngƣời lãnh đạo trong nhà trƣờng không đƣợc đặt ý kiến chủ quan của ngƣời quản lý, phải tổng kết thực tiễn quản lý và từ thực tiễn quản lý để đề xuất. Chính vì vậy, các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL vừa có tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù, cụ thể riêng, phù hợp với hoàn cảnh của từng quốc gia và của từng địa phƣơng. Do đó, tính thực tiễn là yêu cầu bắt buộc trong khi lựa chọn các biện pháp công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Đảm bảo tính kế thừa và phát triển đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy đƣợc những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành cụ thể là đảm bảo tính liên tục trong quá trình tổ chức HS thông qua HĐGDNGLL, đồng thời phát huy đƣợc mặt tích cực của biện pháp đã có, bổ sung thêm các biện pháp phù hợp với tình hình hiện tại và chiều hƣớng phát triển các biện pháp trong những năm tới. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế phát triển của giáo dục.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng và địa phƣơng, việc đề xuất phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công việc, kiểm tra đánh giá chất lƣợng. Đảm bảo tính khả thi đề xuất các biện pháp đòi hỏi biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay

ở trƣờng THCS nhằm phát triển năng lực của học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội về nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu hoàn thiện nhân cách của HS với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đƣợc đề xuất có khả năng áp dụng vào quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Vì vậy, các biện pháp khi xây dựng phải đƣợc thăm dò tính khả thi trƣớc khi vận dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)