Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung của việc khảo sát là xem xét đánh giá thực trạng quản lý mục tiêu; nội dung; phƣơng pháp; hình thức; kiểm tra và đánh giá; mối quan hệ giữa nhà trƣờng, phụ huynh học sinh và các lực lƣợng giáo dục khác; các điều kiện và phƣơng tiện hỗ trợ cho tổ chức công tác GDĐĐ cho học sinh trƣờng THCS thông qua HĐGDNGLL; thăm dò ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên một số trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh trƣờng THCS thông qua HĐGDNGLL trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Chúng tôi tiến hành khảo sát các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại 08 trƣờng THCS của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. THCS Lê Lợi, THCS

Bùi Thị Xuân, THCS Nhơn Phú, THCS Trần Quang Diệu, THCS Nhơn Bình, THCS Lƣơng Thế Vinh, THCS Nhơn Hội, THCS Lê Hồng Phong.

Mẫu khảo sát đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu xác suất. Trên cơ sở tổng thể nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên theo kĩ thuật lấy mẫu xác suất để đƣợc mẫu khảo sát.

Trong một số nội dung điều tra, khi phân tích kết quả điều tra, chúng tôi tập trung vào kết quả chủ yếu thu đƣợc từ 3 đối tƣợng khảo sát sau.

- Cán bộ quản lý của 08 trƣờng THCS: 16 ngƣời. - Giáo viên của 08 trƣờng THCS: 160 ngƣời. - Học sinh của 08 trƣờng THCS: 240 em.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

Bằng cách xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra nhƣ sau:

+ Mẫu 1: khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL.

+ Mẫu 2: Khảo sát học sinh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi:

Đƣợc thực hiện với các đối tƣợng cán bộ quản lý, giáo viên 08 trƣờng THCS đề cập ở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhằm tìm hiểu thêm về công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, phƣơng pháp, hình thức và công tác kiểm tra, đánh giá quản lý công tác GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL cho học sinh trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Mục đích của biện pháp này để thu thập, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin thu thập đƣợc từ khảo sát thực tế.

- Phương pháp quan sát thực tế:

Chúng tôi quan sát thực tế khi học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học, sân trƣờng và các xƣởng nhà máy... và cách đánh giá

học sinh qua hoạt động trải nghiệm này.

- Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu:

Sử dụng công thức toán học xử lý phiếu điều tra; lựa chọn số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục vụ việc nghiên cứu. Trên kết quả phân tích dữ liệu, chúng tôi sử dụng 3 thông số cơ bản là tỷ lệ %, điểm trung bình chung và thứ hạng để tiến hành viết báo cáo kết quả khảo sát.

Mức điểm đánh giá các phiếu khảo sát theo thang bậc 4 nhƣ sau: + Mức 1 = 4 điểm: Tốt / Rất thƣờng xuyên.

+ Mức 2 = 3 điểm: Khá/ Thƣờng xuyên.

+ Mức 3 = 2 điểm: Đạt / ít thƣờng xuyên/ Thỉnh thoảng.

+ Mức 4 = 1 điểm: Chƣa đạt/ Không bao giờ / Không thƣờng xuyên * Quy ƣớc:

- Từ 3,51 - 4,0: Tốt / Rất thƣờng xuyên.

- Từ 3,01 - cận 3,5: Khá/ Thƣờng xuyên.

- Từ 2,5 - cận 3,0: Đạt / ít thƣờng xuyên/ Thỉnh thoảng.

- Dƣới 2,5: Chƣa đạt/ Không bao giờ / Không thƣờng xuyên

2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Tình hình về kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn.

Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Quy Nhơn lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 [24], nhiệm vụ kinh tế-văn hoá-xã hội nhiệm kỳ 2015-2020 như sau:

- Về kinh tế:

Tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng hiện đại, bền vững, gắn với bảo vệ môi trƣờng. Phát huy lợi thế của thành phố về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái, lịch sử, văn hóa kết nối thành phố Quy Nhơn trở thành trọng điểm du lịch của khu vực miền Trung và cả nƣớc.

- Về văn hóa-xã hội

về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc". Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở các cấp học. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt và học tốt"; đầu tƣ xây dựng hệ thống trƣờng, lớp theo chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa loại hình trƣờng lớp; huy động tốt các nguồn lực cho đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trƣờng lớp, trang thiết bị phục vụ cho viêc dạy và học. Chú trọng giáo dục hƣớng nghiệp, dào tạo nghề. Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triền của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.2.2. Tình hình giáo dục thành phố Quy Nhơn.

Ngành Giáo dục thành phố hiện có 101 trƣờng với tổng số 57.826 học sinh (tính cả HS cấp học tiểu học trƣờng Ischool) ở 1.621 nhóm, lớp (gồm 71 trƣờng công lập, 30 trƣờng ngoài công lập), ngoài ra trên địa bàn có 44 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tƣ thục độc lập đang hoạt động. Toàn ngành có 42 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (THCS: 17, tiểu học: 15, mầm non: 10); 42 trƣờng đƣợc công nhận kiểm định chất lƣợng giáo dục (THCS: 14, tiểu học: 12, mầm non: 16).

Các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 cúa Bộ Chính trị về việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gƣơng đạo dức, tự học và sáng tạo” thông qua những hành động thiết thực, hiệu quả. phù hợp với nhiệm vụ đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

Chú trọng các hoạt động giáo dục đạo dức, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục thể chất; phối hợp cùng Bảo tàng tổng hợp Bình Định tăng cƣờng giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng cho học sinh; lồng ghép giảng dạy về lịch sử đảng bộ địa phƣơng và chủ quyền biển đảo quốc gia.

nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra và đạt đƣợc một số kết quả nổi bật: thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý quá trình dạy học theo định hƣớng phát hiện năng lực học sinh, đã mạnh dạn cắt giảm một số cuộc thi, hội thi nhằm giảm áp lực cho giáo viên và học sinh; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục – xóa mù chữ; chất lƣợng giáo dục đại trà ổn định; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đƣợc tiếp tục tăng cƣờng; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đƣợc quan tâm bồi dƣỡng, phát huy tính sáng tạo trong công tác quản lý, giảng dạy; đa số học sinh ngoan, chăm học, có nhiều em đã phát huy khả năng nghiên cứu khoa học và đã đạt đƣợc giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh.

Kết quả các hoạt động giáo dục và phong trào thi đua của giáo viên, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt; đa số cán bộ, viên chức nhiệt tình, phát huy tốt năng lực chuyên môn, có tâm huyết, trách nhiệm đối với học sinh, có ý thức tham gia bồi dƣỡng, tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn góp phần cùng toàn ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Hệ thống mạng lƣới và quy mô phát triển trƣờng, lớp ở các trƣờng Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

Theo báo cáo tổng kết năm học 2020-2021 của Phòng GD-ĐT thành phố Quy Nhơn.

Toàn cấp học có 19 trƣờng THCS và 02 trƣờng TH&THCS với tổng số 18.092 học sinh/438 lớp (trong đó có 17 trƣờng đạt chuẩn quốc gia và 14 trƣờng đƣợc công nhận đạt KĐCLGD).

Các trƣờng đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch dạy học theo chƣơng trình của Bộ GD&ĐT quy định thông qua việc xây dựng và tiếp tục thực hiện dạy học chủ đề theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở tất cả các môn học, nhằm tiếp cận định hƣớng đổi mới giáo dục phổ thông cấp THCS (lớp 6) thực hiện từ năm học 2021-2022.

thảo luận phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh thông thông qua tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp; đồng thời tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học, nhằm rút kinh nghiệm, tháo gỡ những vƣớng mắc thƣờng gặp trong quá trình tổ chức các hoạt động học đối với từng môn; chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trƣờng.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trao đổi chuyên môn qua hệ thống “trƣờng học kết nối”; hƣớng dẫn học sinh tham gia cuộc thi KHKT; triển khai giáo dục STEM, thực hiện tốt các nội dung giáo dục tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hƣớng nghiệp theo quy định; rèn cho học sinh phƣơng pháp tự học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; đảm bảo chất lƣợng trƣờng đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lƣợng qua đó góp phần hạn chế tỷ lệ học sinh yếu kém, từng bƣớc khắc phục tình trạng học sinh lƣu ban, bỏ học. Năm học 2020-2021 có 95 học sinh THCS bỏ học, tỷ lệ 0,52% so với năm học 2019-2020 giảm 0,08% (108 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,60%).

Bảng 2.1. Số trƣờng, số lớp, số HS THCS thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2019-2021

Năm học Số trƣờng Số lớp Số học sinh

2019 - 2020 21 426 17.673 2020 - 2021 21 438 18.092

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Những chủ trƣơng về phát triển Giáo dục – Đào tạo cấp Trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn.

Đối với giáo dục trung học cơ sở, tập trung đổi mới phƣơng pháp dạy học; chú trọng việc học đi đôi với việc hành, giáo dục nhà trƣờng gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định. Tiếp tục thực hiện giảm tải chƣơng trình phổ thông qua việc giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục; thực hiện sắp xếp lại nội dung dạy học để khắc phục những hạn chế của

chƣơng trình, sách giáo khoa hiện hành, thực hiện thƣờng xuyên, hiệu quả phƣơng pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội, phƣơng thức đánh giá học sinh phù hợp với các phƣơng pháp và kỹ thuật; tăng cƣờng kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh, tiếp tục triển khai mô hình trƣờng học mới cấp THCS với những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của Đoàn, Đội, Hội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2.3.1. Mục tiêu công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Để tìm hiểu thực trạng về mức độ ảnh hƣởng của mục tiêu công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh, chúng tôi đã đặt câu hỏi yêu cầu đối tƣợng khảo sát đánh dấu vào phƣơng án lựa chọn, kết quả thu đƣợc:

Bảng 2.2. Cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua HĐGDNGLL (n=176).

TT Nội dung Đồng ý Không đồng ý SL TL % SL TL %

1 Khơi dậy tình yêu thƣơng, trách nhiệm 144 82 32 18 2 Rèn thái độ chăm chỉ, yêu lao động 123 70 53 30 3 Rèn ý thức kĩ luật 130 74 46 26 4 Phát triển khả năng tƣ duy sáng tạo 147 83 29 17 5 Giúp phát triển thể chất 130 74 46 26 6 Hình thành kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm 145 82 31 18 7 Rèn ý thức tự chủ 150 86 26 15 8 Tạo cơ hội cho học sinh tích lỹ kinh nghiệm 176 100 0 0 9 Giúp học sinh trực tiếp tham gia, bày tỏ quan điểm 176 100 0 0

Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng: 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều đồng ý giúp học sinh trực tiếp tham gia, bày tỏ quan điểm và tạo cơ hội cho học sinh tích lỹ kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống thực tế, những kinh nghiệm mang tính thực tiễn có lợi cho các em. Ngày nay việc rèn luyện ý thức tự chủ, tự tạo động lực là rất cần thiết, qua số liệu khảo sát cho thấy rằng có đến 86% cán bộ quản lý và giáo viên cũng đồng tình quan điểm này. Các chỉ tiêu khơi dậy tình yêu thƣơng trách nhiệm; phát triển tƣ duy sáng tạo và hình thành kỹ năng hợp tác; làm việc nhóm cũng đƣợc đánh giá cao và chiếm hơn 80%. Còn lại nội dung rèn thái độ chăm chỉ, yêu lao động có 70%; rèn ý thức kĩ luật 74%; giúp phát triển thể chất có 74%.

Điều này chứng tỏ đa số cho rằng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động không thể thiếu đƣợc trong nhà trƣờng THCS trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh, thông qua đó giúp học sinh củng cố kiến thức đƣợc học trên trƣờng lớp, hình thành các năng lực, phẩm chất cá nhân, có thái độ và nhận định đúng đắn trƣớc những gì mà cuộc sống đem lại.

Bảng 2.3. Học sinh đánh giá việc thực hiện mục tiêu công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua HĐGDNGLL (n=240).

TT Nội dung Đồng ý Không đồng ý SL TL % SL TL %

1 Khơi dậy tình yêu thƣơng, trách nhiệm 200 83 32 17 2 Rèn thái độ chăm chỉ, yêu lao động 210 88 30 12 3 Rèn ý thức trách nhiệm, kĩ luật 190 79 50 21 4 Phát triển khả năng tƣ duy sáng tạo 205 85 35 16 5 Giúp phát triển thể chất 196 82 44 18 6 Hình thành kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm 195 82 45 18 7 Rèn ý thức tự chủ 180 75 60 25 8 Tạo cơ hội cho học sinh tích lỹ kinh nghiệm 235 98 5 2 9 Giúp học sinh trực tiếp tham gia, bày tỏ quan điểm 230 96 10 4

Quan bảng thống kê cho thấy rằng: đa số học sinh cũng đồng tình về mục tiêu công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các chỉ số trong bảng thể hiện tƣơng đối cao. Bên cạnh đó có một số ít các em vẫn chƣa đồng ý về các nội dung khơi dậy tình yêu thƣơng, trách nhiệm, rèn ý thức trách nhiệm, kĩ luật, giúp phát triển thể chất, hình thành kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, rèn ý thức tự chủ. Điều này cho thấy rằng không phải hoàn toàn các em có những nhận thức đầy đủ về tính cần thiết của mục tiêu công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)