Tình hình thực hiện dự toán thu thuế tại Chi cục thế An Nhơn

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thị xã an nhơn (Trang 44 - 55)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

A. Dự toán đƣợc giao 241.330 316.900 716.000

Trong đó: Tiền sử dụng đất 75.000 134.000 220.000

B. Thực hiện 685.782 946.223,8 1.545.904,3

Trong đó: Tiền sử dụng đất 495.221 714.840,3 988.084 C.Tỷ lệ hoàn thành dự toán (%) 284,2 298,6 216

Nguồn: Chi cục thuế An Nhơn

+ Tình hình thu thuế năm 2018:

Trong năm 2018, Chi cục Thuế thị xã An Nhơn đƣợc Cục Thuế tỉnh Bình Định giao dự toán pháp lệnh là 241.330 triệu đồng, trong đó: thu Tiền sử

dụng đất là 75.000 triệu đồng, tổng thu trừ Tiền sử dụng đất là 166.330 triệu đồng, riêng thuế CTN-NQD là 88.000 triệu đồng.

Kết quả tính đến ngày 31/12/2018 đã thu đƣợc: 685.782 triệu đồng, đạt 284,2% dự toán pháp lệnh và bằng 188,2% dự toán HĐND thị xã giao, tăng 62,7% so với cùng kỳ (tƣơng ứng tăng 264.218 triệu đồng). Trong đó: Tiền sử dụng đất thu đƣợc: 495.221 triệu đồng; tổng thu trừ Tiền sử dụng đất thu đƣợc: 190.561 triệu đồng, đạt 114,5% dự toán pháp lệnh, đạt 109,3% dự toán phấn đấu, bằng 99,4% so với cùng kỳ.

+ Tình hình thu thuế năm 2019:

Trong năm 2019, Chi cục Thuế thị xã An Nhơn đƣợc Cục Thuế tỉnh Bình Định giao dự toán pháp lệnh là 316.900 triệu đồng, trong đó: thu Tiền sử dụng đất là 134.000 triệu đồng, tổng thu trừ Tiền sử dụng đất là 182.900 triệu đồng, riêng thuế CTN-NQD là 100.000 triệu đồng.

Kết quả tính đến ngày 31/12/2019 đã thu đƣợc: 946.223,8 triệu đồng, đạt 298,6% dự toán pháp lệnh và bằng 157,2% dự toán HĐND thị xã giao, tăng 38,0% so với cùng kỳ (tƣơng ứng tăng 260.441,1 triệu đồng). Trong đó: Tiền sử dụng đất thu đƣợc: 714.840,3 triệu đồng; tổng thu trừ Tiền sử dụng đất thu đƣợc: 231.383,5 triệu đồng, đạt 126,5% dự toán pháp lệnh, đạt 121,1% dự toán phấn đấu, tăng 21,4% so với cùng kỳ, số tuyệt đối tăng: 40.821,8 triệu đồng.

+ Tình hình thu thuế năm 2020:

Tính đến ngày 31/12/2020, toàn thị xã thu đƣợc: 1.545.904,3 triệu đồng, đạt 216% dự toán Cục Thuế giao; đạt 199,7% so dự toán HĐND thị xã giao; tăng 63,4% so cùng kỳ. Nếu loại trừ số thu tiền SDĐ thì thu đƣợc: 278.905,3 triệu đồng, đạt 128,9.% dự toán Cục Thuế giao; đạt 124,1% dự toán HĐND thị xã giao; tăng 20,2% so cùng kỳ.

- So với dự toán: Có 8/10 khoản thu, sắc thuế vƣợt dự toán thu do Cục Thuế và HĐND thị xã giao; còn lại 2 khoản thu không đạt dự toán là thu Lệ phí trƣớc bạ (đạt 84,1%) và Phí, lệ phí (đạt 93,4%).

- So với cùng kỳ: Có 7/10 khoản thu, sắc thuế có tăng trƣởng, đặc biệt là thuế CTN-NQD tăng 15,7%; còn lại 3 khoản thu giảm so cùng kỳ là: Thu tiền thuê đất (giảm 11,2%); Thu lệ phí trƣớc bạ (giảm 8,9%); Thu cố định tại xã (giảm 23,3%).

Tóm lại, trong 03 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ thu thuế trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của đại dịch Covid -19; một số tổ chức, cá nhân kinh doanh ở một số ngành nghề phải ngừng hoạt động, doanh thu, thu nhập giảm sút; Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nhƣ giảm thuế, gia hạn thuế cho doanh nghiệp để hồi phục nền kinh tế. Nhƣng Ban lãnh đạo Chi cục thuế thị xã An Nhơn vẫn luôn có những biện pháp phù hợp để chỉ đạo thu thuế do đó năm nào Chi cục thuế thị xã An Nhơn cũng đạt và đạt vƣợt mức chỉ tiêu thu thuế mà Cục thuế tỉnh Bình Định giao.

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Quy trình nghiên cứu 2.2.1. Quy trình nghiên cứu

2.2.2. Phát biểu các khái niệm và xây dựng giả thuyết nghiên cứu

2.2.2.1. Phát biểu các khái niệm nghiên cứu

(1) Sự tin cậy:

Sự tin cậy, giống nhƣ tình yêu, là một cảm giác tinh tế khó nắm bắt. Xây dựng nên thì khó, mà mất đi thì rất dễ. Trong công tác thu thuế, tin cậy là yếu tố vô cùng cần thiết để NNT tin tƣởng yên tâm sử dụng dịch vụ thuế.

(2)Thái độ phục vụ:

Thời gian qua, ngành thuế đã tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong thu nộp thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ của công chức… Tất cả đều hƣớng đến mục tiêu giảm thời gian, chi phí và tạo thuận lợi tối đa cho NNT.

(3)Năng lực phục vụ:

Trong bộ máy quản lý thuế, đội ngũ cán bộ công chức thuế là một bộ phận quan trọng góp phần vào việc xây dựng hệ thống chính sách thuế phù hợp, khoa học, tiên tiến và cũng chính đội ngũ cán bộ thuế là những ngƣời thực hiện hệ thống chính sách thuế để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống chính sách thuế. Nhân tố này có ảnh hƣớc tích cực đến sự hài lòng chung của khách hàng.

(4)Quy trình thủ tục:

Quy trình thủ tục đƣợc áp dụng cho cơ quan thuế các cấp: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế, để quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật. Nhân tố này có ảnh hƣớc tích cực đến sự hài lòng chung của khách hàng.

(5)Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ thu thuế vào NSNN nay. Chi cục Thuế thị xã An Nhơn đƣợc Tổng cục Thuế trang bị hệ thống phòng làm việc, tiếp khách, máy chủ server nhằm

phục vụ cho nhu cầu quản lý và thu thuế. Trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại ứng yêu cầu NNT khi đến Chi cục giao dịch. Nhân tố này có ảnh hước tích cực đến sự hài lòng chung của khách hàng.

(6) Sự hài lòng:

Sự hài lòng là một dạng trạng thái cảm giác thiên về tâm lý sau khi nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng ở đây là NNT đƣợc thỏa mãn.

b. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Qua nghiên cứu định tính, các biến độc lập đã đƣợc sàng lọc và kiểm tra mối quan hệ với biến phụ thuộc. Cụ thể những nhân tố: (1) Mức độ tiếp cận”, (2) “Thủ tục hành chính thuế”, (3) “Sự phục vụ của CBCC”, (4) “Kết quả, tiến độ giải quyết công việc”, (5) “Điều kiện tiếp đón và phục vụ”, (6) “Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi” và Biến phụ thuộc của mô hình đó là “Sự hài lòng”.

Tổng hợp các giả thuyết đƣợc xây dựng nhƣ sau:

- H1: Nhân tố “Mức độ tiếp cận” có ảnh hưởng tích cực đến sự Hài lòng chung của khách hàng (+)

- H2: Nhân tố “Thủ tục hành chính thuế” có ảnh hưởng tích cực đến sự Hài lòng chung của khách hàng (+)

- H3: Nhân “Sự phục vụ của CBCC” có ảnh hưởng tích cực đến sự Hài lòng chung của khách hàng (+)

- H4: Nhân tố Kết quả, tiến độ giải quyết công việc” có ảnh hưởng tích cực đến sự Hài lòng chung của khách hàng (+)

- H5: Nhân tố “Điều kiện tiếp đón và phục vụ”có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách hàng (+)

- H6: Nhân tố “Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi” có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách hàng (+)

2.2.3. Thiết kế thang đo

a. Thiết kế thang đo

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đã đƣợc xây dựng, tác giả tiến hành thiết kế thang đo cho 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đã giới thiệu ở trên. Bảng tổng hợp mô tả thang đo đƣa vào Phụ lục.

b. Thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn thử

Dựa trên kết quả từ nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm ba phần chính:

Phần I: Nội dung này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu và lời mời tham gia trả lời cuộc điều tra.

Phần II: Phần này ngƣời đƣợc hỏi sẽ cung cấp các thông tin cá nhân nhƣ: giới tính, tuổi, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, đối tƣợng nộp thuế. Mục đích để giúp cho việc thống kê, mô tả và giải thích rõ thêm cho những thông tin chính nếu cần thiết.

Phần III: Bao gồm các câu phát biểu đƣợc thiết kế theo mô hình và các thang đo chính thức. Ngƣời đƣợc hỏi sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó.

Toàn bộ các câu hỏi đƣợc đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm (1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = bình thƣờng, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý) để đo lƣờng mức đánh giá của ngƣời trả lời trên mỗi biến. Bảng câu hỏi hoàn chỉnh đƣợc trình bày tại [ Phụ lục 6]

2.3. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN THU THẬP THÔNG TIN 2.3.1. Xác định kích thƣớc mẫu nghiên cứu 2.3.1. Xác định kích thƣớc mẫu nghiên cứu

Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, kích thƣớc mẫu tối thiểu cần điều tra phải đƣợc đảm bảo theo công thức n>=5m, N là cỡ mẫu, m là số biến của mô hình. Tức là số mẫu cần thiết tối thiểu là N >= 30*5= 150. Để đảm bảo việc phân tích hồi quy đƣợc thực hiện tốt, tránh những bản khảo sát không hợp lệ tác giả chọn kích thƣớc mẫu N = 200.

2.3.2. Xác định cơ cấu mẫu điều tra

Trƣớc khi tiến hành khảo sát, mẫu sẽ đƣợc phân loại theo phƣơng pháp ngẫu nhiên cắt lớp với các tiêu chí nhƣ: giới tính, độ tuổi, thời gian làm việc, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, mức thu nhập. Với mục đích sẽ cho kết quả khách quan nhất.

2.3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Với đề tài này, việc khảo sát thu thập dữ liệu sẽ đƣợc thực hiện trực tiếp ngƣời đến làm thủ tục khai báo và nộp thuế tại Chi cụ thuế An Nhơn (có thể qua gửi mail nếu khai báo thuế online). Số lƣợng bảng câu hỏi điều tra phát ra là 200. Trong quá trình điều tra, tác giả sẽ trực tiếp giới thiệu và hƣớng dẫn cách thức trả lời cụ thể nhằm tránh trƣờng hợp hiểu sai câu hỏi, cung cấp những thông tin không chính xác. Bảng câu hỏi sau khi đƣợc các đáp viên trả lời sẽ đƣợc tác giả thu hồi, kiểm tra tính hợp lệ của các phiếu điều tra và sàng lọc theo từng tiêu chí đã phân chia. Dữ liệu sau khi làm sạch sẽ đƣợc mã hóa và tiến hành quá trình phân tích bằng phần mềm SPSS

2.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

2.4.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ kiểm định Cronbach’s Alpha. Hệ số α của Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến trong thang đo với nhau.

Thông thƣờng một hệ số α đƣợc đánh giá là tốt khi nó ở trong khoảng [0.7 – 0.8]. Tuy nhiên giá trị Cronbach’s Alpha ở mức 0.6 là có thể đảm bảo độ tin cậy và đƣợc chấp nhận. Hệ số Cronbach Alpha quá cao cũng không tốt vì nó cho thấy các biến đo lƣờng trong thang đo cùng làm một việc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Bên cạnh việc xem xét giá trị Cronbach’s Alpha có đạt yêu cầu hay không, thì khi cân nhắc xem nên loại bỏ biến nào ta cần xem xét hệ số tƣơng quan biến (item – total correlation). Hệ số này cho thấy mức độ quan hệ chặt

chẽ giữa biến quan sát tƣơng ứng và biến tổng. Những biến quan sát nào có hệ số tƣơng quan biến tổng < 0.3 sẽ đƣợc cân nhắc loại bỏ. Đây là những dấu hiệu gợi ý cho nhà nghiên cứu về việc loại bỏ biến quan sát nhằm làm tăng mức độ chặt chẽ của thang đo.

2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phƣơng pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối quan hệ giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cũng đƣợc đánh giá thông qua bƣớc phân tích EFA.

Trƣớc khi đi kiểm định giá trị của các thang đo bằng kiểm định EFA, tác giả kiểm tra xem dữ liệu có đầy đủ điều kiện để phân tích hay không bằng kiểm định KMO và kiểm định Barlett.

Hệ số (Kaiser – Meyer-Olklin) KMO là một chỉ số dùng để đánh giá sự phù hợp của phân tích nhân tố. Nó so sánh độ lớn của hệ số tƣơng quan giữa hai biến Xi và Xj với độ lớn của hệ số tƣơng quan riêng phần của chúng. Trị số KMO lớn (từ 0,5 đến 1) thì bộ dữ liệu sẽ phù hợp để phân tích nhân tố. Các giá trị của KMO và ý nghĩa: [0,9 – 1]: rất tốt, [0,8 – 0,9]: tốt, [0,7 – 0,8]: đƣợc, [0,6 – 0,7]: tạm đƣợc, [0,5 – 0,6]: xấu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kiểm định Barlett là kiểm định thống kê nhằm xem xét giả thuyết các biến không có tƣơng quan trong tổng thể. Điều kiện cần áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tƣơng quan với nhau.

Phép trích Principal Component Analysis với phép quay Varimax đƣợc sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập. Các biến có hệ số tải (Factor loading) nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1 và tổng phƣơng sai trích lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988).

2.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy đƣợc thực hiện để xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc sự hài lòng công việc và các biến độc lập.

Mô hình hồi quy sẽ tìm ra các biến độc lập có hay không tác động tới biến phụ thuộc và hƣớng tác động là thuận chiều/dƣơng (+) hay ngƣợc chiều/âm (-). Đồng thời mô hình cũng mô tả mức độ tác động của biến độc lập cụ thể là nhƣ thế nào qua đó giúp ta dự đoán đƣợc giá trị của biến phụ thuộc khi biết trƣớc giá trị của các biến độc lập. Mô hình nghiên cứu của luận văn bao gồm một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Vì vậy tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy, tác giả căn cứ vào hệ số xác định R2. Hệ số R2 cho biết % sự biến động của biến phụ thuộc (Y) đƣợc giải thích bởi các biến độc lập (Xi) trong mô hình. Giá trị R2 nằm trong khoảng từ 0 đến 1:

- Khi R2 = 0 ta kết luận biến phụ thuộc và các biến độc lập không có quan hệ với nhau.

- Khi R2 = 1 ta kết luận đƣờng hồi quy phù hợp hoàn hảo.

- Theo Hair và cộng sự (1998), sử dụng hệ số xác định R2 có nhƣợc điểm là giá trị R2 tăng khi số biến độc lập đƣa vào mô hình tăng mặc dù biến đƣa vào không có ý nghĩa. Vì vậy nên sử dụng giá trị R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) để kết luận về % sự biến động của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bởi các biến độc lập.

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, tác giả sử dụng kiểm định F. Đây là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể nhằm xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ các biến độc lập không. Mô hình đƣợc coi là phù hợp khi gi trị significant của kiểm định < 0.05.

Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến tác động thông qua hệ số Beta.

Phân tích hồi quy còn cho biết tình trạng đa cộng tuyến có tồn tại không. Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tƣơng quan chặt chẽ với nhau. Để kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF). Nếu giá trị hệ số này < 2 thì quan hệ đa cộng tuyến giữa các biến độc lập là không đáng kể.

2.4.4. Kiểm định T-test và phân tích phƣơng sai Anova

Dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học (bao gồm giới tính, độ tuổi, thâm niên, trình độ chuyên môn, đối tƣợng công việc).

Đối với kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm giới tính, nghiên cứu sử dụng phép kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể T-Test. Còn các yếu tố còn lại là độ tuổi, thâm niên, trình độ chuyên môn, đối tƣợng công

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thị xã an nhơn (Trang 44 - 55)