Đặc điểm nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình (Trang 43 - 45)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.1.6. Đặc điểm nguồn vốn của công ty

Nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình thể hiện ở biểu 2.3 và phụ lục 11. Biểu 2.3 và phụ lục 11 ta thấy, tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm với TĐPTBQ là 103,04%.

- Về nợ phải trả: chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2018 nợ phải trả chiếm 58,02% trong tổng nguồn vốn của công ty, đến năm 2020 chiếm 53,40%. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 2018 là 33,17%, đến năm 2020 là 28,69%. Các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là từ nguồn nợ của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, công ty TNHH sản xuất nguyên vật liệu giấy Việt Nhật – Cai Lân đến thời kỳ trả. Trong 3 năm nghiên cứu, lượng vay dài hạn của công ty cũng rất lớn, chiếm 24,72% năm 2020. Đây chủ yếu là khoản công ty vay ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh hòa bình và Công ty TNHH sản xuất nguyên vật liệu giấy Việt Nhật – Cai Lân để đầu tư sản xuất. Sở dĩ công ty có khoản nợ dài hạn cao và chiếm tỷ trọng lớn là do đặc thù kinh doanh của công ty dài, chu kỳ khai thác rừng trồng thường từ 6- 7 năm, vì vậy công ty phải đi vay dài hạn của ngân hàng cũng như một số công ty sản xuất nguyên liệu giấy để đầu tu sản xuất.

- Về nguồn vốn chủ sở hữu: biến động tăng lên qua các năm với TĐPTBQ là 108,56 %. Đây là một tín hiệu tốt chứng minh khả năng độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2019 so với năm 2018 tăng 8,93 % và đến năm 2020 thì giảm nhẹ so với năm 2019. Có điều đó là do trong 3 năm vốn chủ sở hữu được tăng thêm do vốn góp thêm của giám đốc Công ty để tiến hành hoạt động trong hạng mục mới là tư vấn thiết kế, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp cùng với sự tăng lên của quỹ khen thưởng phúc lợi. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp nên Công ty nên chú trọng vào các biện pháp nhằm làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu một cách hợp lý và cũng chính là tăng khả năng độc lập tự chủ về vốn trong các hoạt động kinh doanh của Công ty.

34

Biểu 2.3. Thực trạng nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình qua 3 năm (2018 - 2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ PTLH θBQ

Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 2019/2018 (%) 2020/2019 (%) (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 50.467 58,02 47.888 50,54 49.318 53,40 94,89 102,99 98,85 I. Nợ Ngắn hạn 28.850 33,17 25.250 26,65 26.492 28,69 87,52 104,92 95,83 II. Nợ dài hạn 21.617 24,85 22.638 23,89 22.825 24,72 104,72 100,83 102,76 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 36.508 41,98 46.856 49,46 43.029 46,60 128,34 91,83 108,56 I.Vốn chủ sở hữu 35.532 40,85 45.589 48,12 40.592 43,96 128,30 89,04 106,88 II. Quỹ khen thưởng,

phúc lợi 975 1,12 1.266 1,34 2.436 2,64 129,84 192,35 158,03

Tổng nguồn vốn

(A+B) 86.976 100 94.744 100 92.347 100,00 108,93 97,47 103,04

35

Tóm lại, tổng nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình tăng dần qua các năm và phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn kinh doanh ngày một tăng lên của Công ty. Tuy nhiên, sự tăng lên của tổng nguồn vốn chủ yếu là sự tăng lên của các khoản nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu thấp, điều này cần phải xem xét vì chi phí sử dụng vốn vay khá lớn, nó sẽ là nguyên nhân làm giảm khả năng độc lập, tự chủ về vốn. Cơ cấu vốn như vậy cần phải có những điều chỉnh hợp lý hơn trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)