Khuyến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình (Trang 98 - 100)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ

Khuyến nghị các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Chính phủ đối với chu kỳ kinh doanh rừng trồng gỗ nguyên liệu:

Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số lượng gỗ không nhỏ từ nước ngoài để phục vụ sản xuất đồ mộc trong nước. Nếu Chính phủ có các chính sách để hỗ trợ cho các đơn vị, cá nhân kinh doanh chuyển đổi mô hình từ trồng rừng gỗ nhỏ, chu kỳ ngắn sang (5-6 năm) trồng rừng gỗ nguyên liệu với chu kỳ dài (8 – 13 năm) sẽ có lợi cho xã hội và nền kinh tế rất lớn về các phương diện: tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu gỗ, tăng thu nhập cho người trồng rừng, phát triển ngành lâm nghiệp trong nước và thu về các lợi ích môi trường (bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, ngăn ngừa xói mòn, lở đất, góp phần điều hòa khí hậu...). Do đó, tác giả đề xuất một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm khuyến khích các công ty lâm nghiệp trồng rừng nguyên liệu kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh:

• Về giống

- Nhà nước cần cung cấp các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp cho các chủ rừng.

- Rà soát, phát hiện và hướng dẫn các đơn vị kinh doanh rừng trồng loại bỏ những giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và thị trường.

- Đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để triển khai cho các chủ rừng đưa vào trồng.

- Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nhiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn và thúc đẩy hoạt động chuyển giao các giống mới đưa vào sản xuất.

• Về kỹ thuật lâm sinh – trồng – chăm sóc rừng

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn: điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn đề các chủ rừng và các đơn vị liên quan tham khảo.

89

nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh, cung cấp gỗ nguyên liệu lớn: điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn.

- Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cho một số loài cây chủ yếu.

- Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật tối ưu về chuyển hóa rừng trồng gỗ nguyên liệu nhỏ sang rừng cung cấp gỗ nguyên liệu lớn, trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh, giá thành phù hợp cho từng nhóm cây trồng ở các các điều kiện lập địa khác nhau để chuyển giao vào thực tiễn.

* Về quy hoạch và phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn

Nhà nước cần rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định: diện tích rừng có thể chuyển hóa để kinh doanh gỗ lớn; diện tích rừng sẽ đến tuổi khai thác, có điều kiện lập địa phù hợp có thể trồng lại rừng theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ lớn; diện tích đất trống có khả năng đưa vào trồng mới theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn.

* Về chính sách đất đai:

- Miễn giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn, nhằm giảm bớt những khó khăn, chi phí cho các tổ chức, công ty lâm nghiệp và các nhân kinh doanh rừng trồng.

* Về chính sách hỗ trợ đầu tư và tín dụng:

- Tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo các quy định hiện hành và đề nghị Chính phủ cho phép được tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ rừng trồng gỗ lớn theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTG ngày 10/9/2007 đối với việc trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn với mức hỗ trợ cao hơn để thu hút, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng sản xuất với mục đích kinh doanh gỗ lớn; Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có gói tín dụng để hỗ trợ phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ.

* Các chính sách hỗ trợ khác:

- Xây dựng và thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ nguyên liệu để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ nguyên liệu, đặc biệt là gỗ lớn.

- Nhà nước cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, theo cơ chế đầu tư như xây dựng các công trình thủy lợi như hiện nay để giảm chi phí đầu tư cho các thành phần

90

kinh tế tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.

- Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ ban đầu cho các chủ rừng kinh doanh gỗ lớn để quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng giá trị sản phẩm và hội nhập thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)