Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từng bộ phận của công ty TNHH MT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình (Trang 52 - 58)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từng bộ phận của công ty TNHH MT

Nghiệp Hòa Bình giai đoạn 2018-2020

2.2.2.1. Hiệu quả sử sử dụng vốn lưu động và tài sản lưu động

Để đánh giá trình độ tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ) và tài sản lưu động của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình giai đoạn 2018-2020 được đánh giá qua các chỉ tiêu trong biểu 2.6, phụ lục 14 và biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử sử dụng VLĐ và TSLĐ của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả, 2020) - Sức sinh lời vốn lưu động (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động): Trong ba năm qua 2018-2020 sức sinh lợi của vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm với TĐPTBQ là 92,02%, giảm bình quân 7,98%/năm. Trong 3 năm thì năm 2018 có chỉ

43

tiêu này cao nhất. Một đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2018 công ty thu về được 0,0293 đồng lợi nhuận sau thuế, thấp nhất là năm 2019 đạt là 0,0245. Chỉ tiêu này lớn hơn không thể hiện công ty làm ăn có lãi. Song xét về mặt giá trị tuyệt đối cho thấy, chỉ tiêu này có giá trị rất thấp, lại có xu hướng biến động giảm. Vì vậy, trong những năm tiếp theo công ty cần tập trung các giải pháp nâng cao lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Hệ số đảm nhận vốn lưu động: Trong 3 năm 2018-2020, hệ số đảm nhận vốn lưu động của công ty có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 116,47%, tăng bình quân 16,47%/năm. Năm 2018 là 0,9773, năm 2019 giảm nhẹ và đạt 0,918, giảm 6,06% so với năm 2018, năm 2020 tăng lên 1,3256, tương ứng tăng 44,40%. Đây là tỷ lệ phản ánh mức độ đảm nhiệm của vốn lưu động trong doanh thu. Nếu năm 2018 phải cần 0,9773 đồng vốn lưu đồng thì tạo ra được 1 đồng doanh thu, sang năm 2019 thì cần 0,918 đồng vốn lưu động mới tạo ra được 1 đồng doanh thu, đến năm 2020 lại phải cần đến 1,3256 đồng vốn lưu động mới tạo ra được 1 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có dấu hiệu không tốt. Đây là chỉ tiêu mà doanh nghiệp cần phải phấn đấu giảm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và gia tăng khả năng sinh lời từ đồng vốn mà họ bỏ vào kinh doanh.

- Số vòng quay vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động năm 2018 là 1,0233 vòng, năm 2019 tăng lên 1,0893 vòng, tăng 6,45% so với năm 2019; và sang năm 2020 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống với 0,7544 vòng, chỉ bằng 69,25% so với năm 2019. Nhìn chung trong 3 năm 2018-2020, số vòng quay vốn lưu động của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình có xu hướng biến động giảm, vì vậy với TĐPTBQ là 85,86%, giảm bình quân 14,14%/năm. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang có dấu hiệu không tốt, vì vậy công ty cần thực hiện tốt các giải pháp nhằm tăng số vòng quay vốn lưu động.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: của Công ty tương đối dài, song phù hợp với tập quán cho vay, cho nợ hiện nay của các tổ chức tín dụng và của người bán và phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty là lĩnh vực nông lâm nghiệp. Song, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần tìm các biện pháp giảm số ngày luân chuyên chuyển cốn lưu động sao cho hợp lý nhất.

44

Biểu 2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tài sản lưu động của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình giai đạn 2018-2020 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) ӨBQ (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 1 VLĐ bình quân đồng Tr 47.152 50.422 55.410 106,94 109,89 108,40 2 Doanh thu thuần đồng Tr 48.249 54.926 41.800 113,84 76,10 93,08 3 Lợi nhuận sau

thuế Tr đồng 1.382 1.233 1.375 89,25 111,49 99,75 4 Hệ số đảm nhận VLĐ (1/2) Đồng 0,97 0,91 1,32 93,94 144,40 116,47 5 Vòng quay VLĐ (1/2) vòng 1,02 1,08 0,75 106,45 69,25 85,86 6 Kỳ luân chuyển VLĐ [360/(5)] Lần 351,81 330,48 477,21 93,94 144,40 116,47 7 Sức sinh lợi của

VLĐ (3/1) Lần 0,0293 0,0245 0,0248 83,46 101,46 92,02

(Nguồn: Trích từ BCTC năm 2018, 2019, 2020 và kết quả tính toán của tác giả)

Như vậy, qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình trong 3 năm 2018-2020 cho thấy, công ty sử dụng vốn lưu động chưa thực sự hiệu quả, vòng quay và sức sinh lời giảm, chu kỳ luân chuyển tăng, hệ số đảm nhận tăng. Vì vậy, trong những năm tới, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, công ty cần phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hợp lý hơn nữa.

2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định

Để đánh giá trình độ tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình giai đoạn 2018-2020 được đánh giá qua các chỉ tiêu trong biểu 2.7 và phụ lục 15 và biểu đồ 2.3.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Năm 2018 công ty cứ bỏ ra một đồng vốn cố định sẽ thu được 3,5007 đồng doanh thu thuần. Năm 2019 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 4,1029 đồng, tăng so với 2018 với tỷ lệ tăng là 17,20% và nhưng sang năm 2020 giảm so với 2019 với tỷ lệ là 16,93%. Do vậy, hiệu suất sử dụng vốn định của công ty trong giai đoạn 2018-2020 có TĐPTBQ là 98,67%. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do tốc độ giảm của doanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ giảm của vốn cố định. Như vậy, có thể thấy rằng công ty chưa thực sự sử dụng hiệu quả vốn cố định

45

trong việc kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020. Đây là một dấu hiệu chưa tốt của công ty.

Biểu đồ 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử sử dụng VCĐ và TSCĐ của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả, 2020) - Hàm lượng vốn cố định: có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể là, năm 2018 là 0,2857 đồng, năm 2019 là 0,2437 đồng bằng 85,32% so với năm 2018, tương ứng giảm là 0,0419 đồng (nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu của năm 2019, Công ty bỏ ra ít hơn 0,0419 đồng so với năm 2018). Nhưng sang năm 2020 hàm lượng VCĐ lại tăng so với năm 2019, một đồng doanh thu thuần năm 2020, công ty phải bỏ ra 0,2934 đồng VCĐ. Như vậy, hàm lượng VCĐ của Công ty ở mức chưa thực sự hợp lý. Hay nói cách khác, công tác quản lý và sử dụng VCĐ của công ty chưa thực sự tốt.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định: (tỷ suất sinh lời VCĐ) có xu hướng biến động tăng qua các năm. Năm 2018 tỷ lệ sinh lời vốn cố định là 0,1003; Năm 2019 là 0,0921, bằng 91,88% so với năm 2018; Năm 2020, một đồng VCĐ công ty bỏ ra đầu tư kinh doanh sẽ thu về được 0,1121 đồng lợi nhuận sau thuế, bằng 121,70% so với năm 2019. Vì vậy, trong giai đoạn 2018-2020 có TĐPTBQ của chỉ tiêu này là 105,74%, tăng bình quân 5,74%/năm. Nguyên nhân của sự tăng lên này là trong năm 2018-2020, lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm chậm hơn so với VCĐ. Như vậy, có thể thấy rằng công ty đã sử dụng hiệu quả VCĐ trong việc kinh doanh của công ty.

46

Đây là một kết quả kinh doanh khá tốt của công ty trong lĩnh vực lâm nghiệp. Song, nếu xét về giá trị tuyệt đối thì chỉ tiêu này rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty khi đầu tư vào sản xuất, vì vậy những năm tới công ty cũng cần chú ý thực hiện các giải pháp để phát huy xu hướng này và nâng cao tỷ suất này.

Biểu 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của Công ty qua 3 năm (2018 - 2020) TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) ӨBQ (%) 2019/2018 2020/2019 1 Doanh thu thuần Tr đồng 48.249 54.926 41.800 113,84 76,10 93,08 2 Lợi nhuận sau thuế Tr đồng 1.382 1.233 1.375 89,25 111,49 99,75 3 VCĐ bình quân Tr đồng 13.783 13.387 12.264 97,13 91,61 94,33 4 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 3,5007 4,1029 3,4082 117,20 83,07 98,67 5 Hàm lượng VCĐ (3/1) Lần 0,2857 0,2437 0,2934 85,32 120,38 101,35 6 Sức sinh lợi của VCĐ (1/3) Lần 0,1003 0,0921 0,1121 91,88 121,70 105,74

(Nguồn: Trích từ BCTC năm 2018, 2019, 2020 và kết quả tính toán của tác giả)

Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty chưa cao. Các chỉ tiêu về lợi nhuận có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2020. Vì vậy, trong năm tiếp theo công ty cần nghiên cứu các giải pháp theo hướng đầu tư có hiệu quả, đi sâu vào chất lượng. Đầu tư vốn cố định là một khoản đầu tư rất quan trọng liên quan đến tương lai phát triển của công ty. Nếu đầu tư mà không đúng, không phù hợp có thể khiến cho công ty vừa bị mất mà sản phẩm lại không chiếm lĩnh được thị trường. Công ty cũng cần phải chú ý, thường đầu tư tài sản ban đầu có thể thu được lợi nhuận nhanh nhưng khi máy móc hỏng có thể dẫn tới mất vốn trong kinh doanh.

2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động

Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình thể hiện trong biểu 2.8 và phụ lục 16.

47

Biểu 2.8. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình giai đạn 2018-2020

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) ӨBQ (%) 2019/ 2018 2020/ 2019

1 Doanh thu thuần Tr đồng 48.249 54.926 41.800 113,84 76,10 93,08 2 Lợi nhuận sau thuế Tr đồng 1.382 1.233 1.375 89,25 111,49 99,75 3 Lao động bình quân LĐ 167 168 184 100,30 109,55 104,82 4 Năng suất lao động

(1/3)

Tr đồng

/LĐ 288,9 327,9 227,7 113,50 69,47 88,79 5 Tỷ suất lợi nhuận

trên một LĐ (2/3)

Tr đồng

/LĐ 8,2 7,3 7,5 88,98 101,77 95,16

(Nguồn: Trích từ BCTC, NS năm 2018, 2019, 2020 và kết quả tính toán của tác giả) - Năng suất lao động: Có xu hướng giảm với mức giảm bình quân là 11,21%/năm. Xét về giá trị tuyệt đối cho thấy, năm 2018, trung bình một lao động của công ty tạo ra được 288.921.127 đồng doanh thu, năm 2019 tăng lên là 327.919.648 đồng, năm 2020 giảm và chỉ đạt 227.796.413 đồng. Nguyên nhân của sự giảm sụt này là do trong giai đoạn trước công ty khai thác trắng nhiều diện tích rừng đến thời kỳ khai thác, nhưng sang năm 2020 diện tích rừng đến tuổi khác thác giảm, công ty trồng mới nhiều diện tích rừng từ năm trước, vì vậy doanh thu giảm trong khi lao động lại tăng lên. Đây là một trong những hạn chế lớn của công ty trong việc sắp xếp lao động. Trong những năm tới, công ty cần xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý để từ đó có các phương án nhân sự thích hợp nhằm sử dụng hiệu quả tối đa lao động.

- Lợi nhuận bình quân một lao động (Mức sinh lời của lao động): Ta thấy trong giai đoạn 2018-2020 chỉ tiêu này của công ty có xu hướng giảm với TĐPTBQ là 95,16%, tăng bình quân 4,84%/năm. Năm 2018, lợi nhuận bình quân một lao động là 10.925.673 đồng, tức một lao động tạo ra 8.276.164 đồng lợi nhuận. Sang năm 2020 chỉ tiêu này là 7.494.481 đồng. Kết quả này cho thấy, mặc dù doanh thu bình quân trên một lao động của công ty khá cao nhưng lợi nhuận lại tương đối thấp. Đây là một hạn chế lớn trong công tác quản trị nhân lực của công ty. Vì vậy, trong những năm tới, lãnh đạo công ty cần hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động để

48

khích lệ tinh thần làm việc của người lao động, để họ có thêm động lực, cống hiến cho công ty, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình cho thấy, công ty chưa thực hiện tốt công tác quản lý nguồn lực lao động, làm cho năng suất lao động giảm qua các năm. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận bình quân một lao động đều bị giảm. Vì vậy, trong những năm tiếp theo công ty cần nghiên cứu hợp lý hơn về công tác quản trị nhân lực, xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả lao động của công ty. Cần có các giải pháp hợp lý nhằm tạo được động lực làm việc và nâng cao đời sống cho người lao động của công ty. Qua đó người lao động an tâm cống hiến cùng công ty phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)