Nâng cao năng suất và sản lượng gỗ khai thác, đồng thời phát triển thị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình (Trang 91 - 93)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

3.2.5. Nâng cao năng suất và sản lượng gỗ khai thác, đồng thời phát triển thị

trường và đa dạng hóa sản phẩm và khách hàng

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất trong giai đoạn trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng thì công ty cũng cần chú trọng đến việc nâng cao năng suất, sản lượng gỗ khai thác, qua đó nâng cao doanh thu và hiệu quả kinh doanh rừng trồng. Cụ thể:

- Công ty cần thực hiện nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô tế bào sản xuất giống Bạch đàn lai các dòng, Keo lai và một số giống mới khác. Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và phát triển rừng, đặc biệt chú trọng xác định các nội dung ưu tiên của Nhà nước đầu tư nghiên cứu như tuyển chọn, nhập khẩu, lai tạo các loại giống cây rừng có năng suất sinh học cao, phẩm chất tốt, nhiều tác dụng để trồng rừng; các biện pháp kỹ thuật để

82

khoanh nuôi làm giàu rừng, trồng rừng thâm canh đi đôi với bảo vệ và cải tạo đất. Qua đó, sẽ nâng cao được sản lượng, chất lượng gỗ khai thác.

- Chú trọng khâu lựa cho cây giống, đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trồng, chăm sóc rừng cho người lao động, hạn chế tình trạng người lao động thiếu cẩn thận, không nhận biết loại cây trồng dẫn đến phát nhầm cây rừng, xử lý thực bì, cỏ dại, dây leo qua loa, chưa đảm bảo kỹ thuật.

- Từng bước áp dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất, tỉa thưa, tỉa cành, chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng.

- Hiện nay, khâu chăm sóc rừng mới chỉ được công ty quan tâm đến năm thứ 3, các năm còn lại chủ yếu là công tác bảo vệ, đề phòng cháy rừng nên trữ lượng cây chưa đạt giá trị tối ưu nhất. Do vậy, công ty nên kéo dài thời gian chăm sóc đến những năm tiếp theo để nâng cao sản lượng và chất lượng gỗ.

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện những cây xấu, cây bệnh để có các biện pháp phòng trừ bệnh cho cây, hạn chế tối đa tỷ lệ cây gỗ bị chết, bị gãy do nấm bệnh.

- Có biện pháp chỉ đạo đổi mới công tác chỉ đạo trồng rừng theo hướng thâm canh, tăng năng suất, hạn chế dần tình trạng duy trì rừng chồi, rừng quảng canh còn đang phổ biến hiện nay.

- Tổ chức đánh giá tổng thể diện tích đã trồng rừng thay thế, đối với diện tích có tỷ lệ cây sống thấp, phát triển không hiệu quả, không phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng cần khẩn trương trồng dặm với loại cây thích hợp, nhằm đảm bảo về mật độ theo thiết kế kỹ thuật, khả năng sinh trưởng đồng đều giữa các loại cây trên cùng diện tích.

Hiện nay công ty đang kinh doanh rừng keo lai và bạch đàn với chu kỳ sản xuất 6 năm, trong khi chu kỳ kinh doanh tối ưu của gỗ nguyên liệu này là 11-12 năm, do vậy để nâng cao KQKD của trồng rừng nguyên liệu công ty cũng nên áp dụng chu kỳ kinh doanh 11 năm vào trong các khu rừng trồng của công ty. Do hiện nay đối với rừng liên doanh của công ty đa phần các chủ rừng là hộ gia đình đều lựa chọn chu kỳ

83

kinh doanh rất ngắn nên công ty cần có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn để khuyến khích các chủ rừng kéo dài thêm thời gian kinh doanh rừng trồng.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản, trong những năm tới công ty cần chú trọng việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các bạn hàng, các đối tác lớn để từ đó nâng phát triển mở rộng thị trường, nâng cao giá bán sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm rừng trồng, kết hợp giữa trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, sản xuất dăm gỗ với cung cấp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Hiện tại, công ty đang có trồng chính là gỗ nguyên liệu là Bạch đàn và keo lai chủ yếu để bán cho các đơn vị chế biến và gỗ nhỏ để làm nguyên liệu giấy. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phải đa dạng hóa các sản phẩm đầu ra bao gồm: phân loại các sản phẩm gỗ lớn (gỗ sản xuất nội thất, gỗ dùng cho xây dựng…), phân loại các sản phẩm gỗ nhỏ, gỗ tỉa thưa (gỗ sử dụng cho sản xuất ván nhân tạo, gỗ sản xuất bột giấy…). Đồng thời, công ty cũng cần chú trọng việc nghiên cứu bổ sung ưu tiên lựa chọn giống cây bản địa, có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)