Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
3.2.6. Nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vốn kinh doanh
Vốn, tài sản là yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, vốn lưu động thường chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số vốn của công ty. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động góp phần quyết định việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần:
- Thứ nhất, đối với các dự án trồng mới sau khi khai thác từ diện tích trước công ty nên tập trung mọi nguồn lực để trồng ngay diện tích này, tránh hiện tượng kéo dài làm giảm hiệu quả sử dụng đất, đồng thời làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty tăng cao do đó tồn đọng một lượng vốn lớn làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ chu kỳ khai thác kinh doanh hợp lý để tăng sản lượng và giá bán, đồng thời đảm bảo tính môi trường. Theo kết quả phỏng vấn sâu, công ty nên kéo dài chu kỳ khai thác lên đến 9-10 năm.
- Thứ hai, tăng cường công tác thanh toán công nợ gồm có công nợ phải thu và công nợ phải trả, đặc biệt là các khoản phải trả. Để khai thác hợp lý nguồn vốn là nợ phải trả, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như: tìm kiếm và thiết lập với các nhà cung cấp có tiềm lực tài chính lớn để có thể sử dụng chính sách thanh toán chậm, tận dụng các khoản mà người mua đặt cọc trước…Công ty có thể áp dụng một số biện
84
pháp như: tận dụng các khoản tạm ứng từ chủ đầu tư, quản lý tốt các khoản giữ lại từ nhà thầu phụ, xây dựng các quan hệ bạn hàng lớn, cung cấp lâu dài để có thể sử dụng chế độ chậm thanh toán, chi trả tiền khi các khoản thanh toán đến hạn, các khoản trả trước đặt cọc của khách hàng… Tuy nhiên, công ty cũng cần có chính sách rõ ràng, hợp lý trong việc quản lý các khoản phải trả để đảm bảo uy tín đối với các đối tác kinh doanh lâu dài. Đối với các khoản nợ phải thu thừ bên ngoài, để giải quyết vấn đề này công ty cần phải tiến hành nghiên cứu về các chủ đầu tư, khách hàng, đồng thời trong gian đoạn đàm phán và ký hợp đồng cần đặc biệt quan tâm đến điều khoản thanh toán, phạt do thanh toán chậm, thanh toán giữa kỳ… để có cơ sở và điều kiện nhanh chóng thu tiền. Công ty cũng cần mở sổ theo dõi phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, xóa một phần nợ hoặc đưa ra tòa án kinh tế để xử lý. Công ty cũng cần thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán khi đến hạn, lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp, an toàn và có hiệu quả nhất đối với mình.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ khoa học vào để quản lý vật tư, hàng hóa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Bảo quản dự trữ vật tư, hàng hóa tại các kho của công ty. Định kỳ kiểm kê đối chiếu tình hình nhập, xuất và tồn các loại vật tư, hàng hóa để làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cần thiết, cũng như bổ sung hàng hóa vật tư đảm bảo luôn duy trì được lượng hàng hóa dự trữ ở mức cần thiết và hợp lý, tránh tình trạng tồn kho quá nhiều như ở các năm trước đây.
Đối với vốn và tài sản cố định, để sử dụng có hiệu quả nguồn lực này công ty cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, Quản lý tốt tài sản cố định: Hiện nay, một số tài sản cố định của công ty đã cũ và thiếu sự đồng bộ (như dây truyền xẻ, xe vận chuyển…) Vì vậy, công ty cần có kế hoạch theo dõi chặt chẽ nhằm khai thác tối đa năng lực của hệ thống TSCĐ để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cần phải tiến hành đánh giá và kiểm tra lại tình hình kỹ thuật của các tài sản có giá trị lớn hàng năm một cách cụ thể để tiến hành xác định giá trị thực còn lại của TSCĐ để tránh việc khai thác quá mức các TSCĐ nhưng lại không tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của các TSCĐ đó. Ngoài ra, việc xem xét đánh giá lại danh mục tài sản còn giúp Ban lãnh đạo công ty phân tích
85
đánh giá việc đầu tư vào danh mục nào là hợp lý, có hiệu quả và danh mục nào không cần thiết để từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp. Ngoài ra công ty cần lựa chọn các phương pháp khấu hao cho phù hợp theo quy định của luật kế toán, đồng thời có thể thu hồi vốn cố định một cách hợp lý.
- Thứ hai, Tối ưu hóa việc mua sắm, đổi mới tài sản cố định: Trước khi doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định. Công ty cần có các kế hoạch cụ thể cho việc mua sắm này nhưng cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư, sao cho mua sắm được các thiết bị tiên tiến, không lạc hậu nhưng đặc biệt là có giá trị không cao nhưng lại có giá trị sử dụng lớn, đặc biệt là phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng của các phòng ban. Cần bố trí các cán bộ có năng lực kỹ thuật, có trách nhiệm cao để giám sát quá trình mua sắm này. Đồng thời lựa chọn các đối tác cung cấp có uy tín, đã được thẩm định về mặt chất lượng, để đảm bảo chất lượng và giá trị cho tài sản cố định.
- Thứ ba, Công tác kiểm kê tài sản cố định cũng cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ hơn, tránh tính hình thức, đặc biệt khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc năm quản lý vốn. Thông qua kiểm kê, phát hiện và xử lý triệt để các tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ động, chậm luân chuyển. Về công tác quản lý nhằm lưu chuyển bộ phận vốn bị ứ đọng và góp phần giải quyết những khó khăn hiện tại qua phương thức đấu thầu, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp phải thực hiện qua phương thức đấu thầu, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp phải được chuyển nhượng thanh lý theo giá thị trường chứ không theo giá quy định của bất kỳ cơ quan nào.
86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp nhằm hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh là một trong những định hướng và quan điểm trong về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp lâm nghiệp. Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình đã nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao hiệu kinh doanh nhằm tạo ra một tình hình tài chính ổn định lành mạnh và đạt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất trên con đường hình thành và phát triển lớn mạnh tại Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình”, đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra:
1. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Làm rõ khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh; Đặc điểm cơ bản và sự cần thiết thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp; Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (gồm: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng thể; Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử bộ phận, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, quản lý các khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho); Cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đã phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử kinh doanh của Công ty TNHH TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình, gồm: Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng thể; Đánh giá hiệu quả sử bộ phận; Đánh giá khả năng thanh toán, quản lý các khoản phải thu, quản lý hàng tồng kho. Từ đó, đề tài đã chỉ ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn hiện nay của công ty. Cụ thể:
- Về kết quả: Trong 3 năm nghiên cứu 2018-2020 cho thấy: Doanh thu cao, lợi nhuận dương, hiệu quả kinh doanh tương đối ổn định, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động bất ổn và diễn biến khó lường, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, đã có nhiều công ty, đặc biệt là các công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước làm ăn không hiệu quả, nhiều công ty chỉ hoạt động cầm chừng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà đặt mục tiêu ổn định phát triển lên trước nhất.Việc sử dụng lao động tương đối tốt, năng
87
suất lao động cao, công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng và đời sống cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã bước đầu chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất rừng trồng, từng bước kiểm soát và giảm chi phí sản xuất. Tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng, nợ phải trả giảm, khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng được cải thiện.
- Về hạn chế, khó khăn: Kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng sản xuất còn nhiều bất cập làm cho năng suất và sản lượng rừng trồng chưa cao.Năng lực tự chủ tài chính của công ty chưa cao, khả năng tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn, chưa đa dạng hình thức huy động vốn. Việc quản lý, sử dụng tài sản, vốn của Công ty còn một số hạn chế, hiệu suất sử dụng tài sản, vốn chưa cao. Năng suất và sản lượng rừng khai thác chưa cao. Công tác kiểm soát chi phí chưa tốt, làm cho chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh doanh không cao. Bộ máy quản lý của công ty còn cồng kềnh, chất lượng đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế.
3. Có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của công ty: Nhân tố chủ quan (Chiến lược và phương án kinh doanh của công ty; Lực lượng lao động và cơ cấu tổ chức lao động; Trình độ của bộ máy quản trị doanh nghiệp; Nguồn vốn và khả năng tiếp cận tài chính; Công nghệ sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật); Nhóm nhân tố khách quan (Nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu; Chính sách của nhà nước và địa phương; Các yếu tố môi trường tự nhiên - kinh tế xã hội; Khách hàng và giá bán sản phẩm). Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến HQKD của công ty khác nhau, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là nguồn vốn, công nghệ sản xuất, các chính sách của nhà nước và các yếu tố môi trường tự nhiên – xã hội.
4. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình trong thời gian tới, công ty cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:Đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất rừng trồng, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến lâm; Đa dạng các hình thức huy động vốn, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư lãi suất thấp và tăng quy mô vốn kinh doanh; Kiểm soát và tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Tinh giảm bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động; Nâng cao năng suất và sản lượng gỗ khai thác, đồng thời phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm và khách hàng; Nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vốn kinh doanh.
88
2. Khuyến nghị
2.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ
Khuyến nghị các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Chính phủ đối với chu kỳ kinh doanh rừng trồng gỗ nguyên liệu:
Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số lượng gỗ không nhỏ từ nước ngoài để phục vụ sản xuất đồ mộc trong nước. Nếu Chính phủ có các chính sách để hỗ trợ cho các đơn vị, cá nhân kinh doanh chuyển đổi mô hình từ trồng rừng gỗ nhỏ, chu kỳ ngắn sang (5-6 năm) trồng rừng gỗ nguyên liệu với chu kỳ dài (8 – 13 năm) sẽ có lợi cho xã hội và nền kinh tế rất lớn về các phương diện: tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu gỗ, tăng thu nhập cho người trồng rừng, phát triển ngành lâm nghiệp trong nước và thu về các lợi ích môi trường (bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, ngăn ngừa xói mòn, lở đất, góp phần điều hòa khí hậu...). Do đó, tác giả đề xuất một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm khuyến khích các công ty lâm nghiệp trồng rừng nguyên liệu kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh:
• Về giống
- Nhà nước cần cung cấp các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp cho các chủ rừng.
- Rà soát, phát hiện và hướng dẫn các đơn vị kinh doanh rừng trồng loại bỏ những giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và thị trường.
- Đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để triển khai cho các chủ rừng đưa vào trồng.
- Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nhiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn và thúc đẩy hoạt động chuyển giao các giống mới đưa vào sản xuất.
• Về kỹ thuật lâm sinh – trồng – chăm sóc rừng
- Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn: điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn đề các chủ rừng và các đơn vị liên quan tham khảo.
89
nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh, cung cấp gỗ nguyên liệu lớn: điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn.
- Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cho một số loài cây chủ yếu.
- Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật tối ưu về chuyển hóa rừng trồng gỗ nguyên liệu nhỏ sang rừng cung cấp gỗ nguyên liệu lớn, trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh, giá thành phù hợp cho từng nhóm cây trồng ở các các điều kiện lập địa khác nhau để chuyển giao vào thực tiễn.
* Về quy hoạch và phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn
Nhà nước cần rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định: diện tích rừng có thể chuyển hóa để kinh doanh gỗ lớn; diện tích rừng sẽ đến tuổi khai thác, có điều kiện lập địa phù hợp có thể trồng lại rừng theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ lớn; diện tích đất trống có khả năng đưa vào trồng mới theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn.
* Về chính sách đất đai:
- Miễn giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn, nhằm giảm bớt những khó khăn, chi phí cho các tổ chức, công ty lâm nghiệp và các nhân kinh doanh rừng trồng.
* Về chính sách hỗ trợ đầu tư và tín dụng:
- Tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo các quy định hiện