Bệnh dịch tả lợn

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm nghiệm súc sản (Trang 26 - 27)

Là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh mạnh, do virus gây nên với biểu hiện bại huyết, xuất huyết toàn thân ở lợn. Bệnh có các thể là cấp tính, á cấp tính và mạn tính. Bệnh thường ghép với tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn, tỷ lệ mắc bệnh cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đây cũng là bệnh thuộc bảng A của OIE.

- Kiểm tra trước giết mổ: Căn cứ vào các triệu chứng sau: thời gian ủ bệnh 5 – 10 ngày; tỷ lệ mắc bệnh 40 – 100 %, tỷ lệ chết 1 – 100 % tùy theo chủng virus, loài và tuổi của động vật mẫn cảm; sốt cao 40,6 – 41,7℃; xuất huyết đinh ghim lan tràn toàn thân, nhất là vùng da mỏng như sau tai và bụng, có khi xuất huyết tập trung thành đám

như mảng cơm cháy; con vật ủ rũ, nôn, ban đầu táo bón sau đó ỉa chảy phân thối khắm; con vật rúc vào nhau hoặc nằm chồng chất lên nhau, rối loạn vận động, đi lại loạng choạng bước đi như ngỗng, thường ngồi giống như chó; lợn nái có chửa dễ bị sẩy thai.

- Kiểm tra sau giết mổ: Căn cứ vào các bệnh tích điển hình của bệnh như hoại tử hạch amidan; lách nhồi huyết hình răng cưa; vết loét hình cúc áo phủ bựa vàng nâu ở niêm mạc ruột già đặc biệt là đoạn van hồi manh tràng và các ổ hoại tử ở ruột; hạch lâm ba sưng to xuất huyết. Thể á cấp tính và mạn tính (thường là kế phát và ghép với bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn,…), thường có biểu hiện hạch lâm ba màng treo ruột sưng to lở loét; túi mật, bàng quang và thận xuất huyết điểm (thận lốm đốm như trứng cuốc); viêm phổi và viêm dính màng ngực.

- Xử lý vệ sinh: Loại bỏ thân thịt và phủ tạng trong trường hợp bệnh cấp tính, điển hình. Xử lý nhiệt thân thịt và loại bỏ phủ tạng trong trường hợp bệnh nhẹ không rõ, con vật hay sản phẩm có tiếp xúc với nguồn bệnh. Trường hợp giết mổ nhanh (hạ khẩn) con vật bị nhiễm bệnh: phải kiểm tra vi khuẩn học thân thịt để loại trừ vi khuẩn kế phát, nhất là Salmonella.

Ảnh 11: Dịch tả lợn

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm nghiệm súc sản (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)