4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
4.6. Sự kết hợp giữa các bộ phận trong việc bảo vệ môi trường
Các bộ phận chính trong khách sạn
- Ban môi trường khách sạn.
- Bộphận Lễ tân, Housekeeping. - Bộ phận Quản trị Nhà hàng. - Bộ phận Kỹ thuật và Bảo trì. - Bộ phận Kế toán. - Bộ phận Quản trị Nhân sự - Bộ phận Tiếp thị và Bán hàng.
- Bộ phận Kỹ thuật Chế biến Món ăn.
- Bộ phận Bảo vệ.
Mỗi nhân viên dù làm ở bất cứ vị trínào, ngoài việc thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của bộ phận mình làm việc, cũng cần nắm rõ các công tác phối hợp giữa các bộ phận trong khách sạn để không những phục vụ khách tốt hơn, làm cho khách hàng hài lòng mà còn cần phải có sự thống nhất trong hoạt động để đạt được mục tiêu, kế hoạch của khách sạn;trong đó, có công tác bảo vệ môi trường.
Sự kết hợp giữa các bộ phận:
Bộ phận Lễ tân, Housekeeping với Khách:
- Thông báo với khách về Chính sách Môi trường của khách sạn.
- Thông điệp kêu gọi khách tham gia bảo vệ môi trường cùng khách sạn
Bộ phận Lễ tân, Housekeeping, Quản trị Nhà hàng, Bếpvới Ban Môi trường:
- Thông tin liên lạc thường xuyên để cập nhật các thay đổi mới nhất liên quan đến môi trường.
- Báo cáo kịp thời các yếu tố không phù hợp, khẩn cấp của các vấn đề môi trường phát sinh trong khu vực làm việc.
- Thông tin liên lạc qua mạng vi tính, tránh lãng phí giấy.
- Thống kê theo dõi các số liệu về sử dung điện, nước, chất thải rắn và chất thải nguy hại, tình hình khách tham gia,…
Bộ phận Lễ tân với bộ phận Housekeeping:
- Các thông tin liên lạc trong phục vụ khách nên thực hiện qua mạng vi tính, hạn chế sử dụng những mẩu giấy thông báo không cần thiết. Ví dụ khách chuyển phòng…
Bộ phận Quản trị Nhà hàng với bộ phận Housekeeping / Bộ phận Bếp với bộ phận mua hàng:
a) Trang thiết bị - Dụng cụ:
- Đảm bảo các dụng cụ thiết bị đó không có tác hại môi trường (CFC từ tủ lạnh, máy lạnh…)
- Đảm bảo các dụng cụ thiết bị không ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên (tiếng ồn, độ rung của máy móc…)
- Đảm bảo các dụng cụ thiết bị không ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Các dụng cụ nấu nướng bằng kim loại tốt, không có các phản ứng oxy hóa ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và sức khỏe của khách.
b) Thực phẩm:
- Đảm bảo chất lượng (thịt sạch, rau quả sạch…)
- Đồ hộp mới còn hạn sử dụng.
- Gia vị, bao bì an toàn.
- Được cung cấp dưới dạng đổi bao bì, vỏ chai, mua hàng số lượng lớn chiết ra dùng dần (hạn chế rác thải).
Bộ phận Quản trị Nhà hàng với bộ phận Bếp:
- Kết hợp chặt chẽ trong việc chuẩn bị phục vụ ăn uống cho khách, các yêu cầu của đặttiệc để tiết kiệm năng lượng, chi phí.
- Các thông tin liên lạc trong phục vụ khách nên thực hiện qua mạng vi tính, hạn chế sử dụng những mẫu giấy thông báo không cần thiết.
- Thường xuyên trao đổi với quản lý bếp tìm biện pháp để giúp nâng cao ý thức
trách nhiệm bảo vệ môi trường chung trong bếp và nhà hàng.
- Quản lý nhà hàng cùng Quản lý bếp kiểm tra, đôn đốc nhân viên thực hiện tiết kiệm năng lượng, nước; hạn chế ô nhiễm nguồn nước thải từ đầu nguồn, phân loại rác đúng và xử lý rác đúng quy định.
- Có kế hoạch diệt chuột, gián và côn trùng gây hại và tổng vệ sinh khu vực nhà hàng và bếp theo định kỳ.
Bộ phận Quản trị Nhà hàng, Bếp với các bộ phận khác (Kỹ thuật, bảo vệ, housekeeping, lễ tân,…)
- Ghi nhận các thông tin về đặt tiệc, đặt suất ăn chính xác, tránh lãng phí, có chủ động, có kế hoạch triển khai đến các bộ phận liên quan.
- Vận chuyển tập hợp rác đúng quy định về quy cách và thời gian.
- Khi mua hay thay thiết bị mới, phải chọn thiết bị mới không tác hại môi trường (tủ lạnh không thải chất CFC).
- Đảm bảo không xảy ra cháy nổ (hệ thống gas, điện an toàn)
- Khi hư hỏng phải sửa chữa ngay.
- Có kế hoạch tập huấn thường xuyên công tác phòng cháy chữa cháy.
*** Bài tập tình huống:
Theo ngành nghề đã chọn, em hãy trình bày lại các hoạt động bảo vệ môi trường có liên quan tới công việc của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
1. Lưu Đức Hải (2009), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội; 2. Lê Văn Khoa (chủ biên) (2006), Khoa học môi trường, NXB GD;
3. Lê Văn Thăng (chủ biên) (2007), Khoa học môi trường đại cương, NXB ĐH Huế.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội;
2. Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn TP. Hồ Chí Minh (2014),