Phòng ngừa cháy nổ và ứng phó với những tình huống khẩn cấp

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường (Trình độ Trung cấp) (Trang 47 - 49)

4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

4.5. Phòng ngừa cháy nổ và ứng phó với những tình huống khẩn cấp

Biện pháp phòng ngừa:

a) Mua hàng:

- Chỉ mua một lượng tối thiểu các chất dễ cháy.

- Đối với nhà bếp mới xây dựng hoặc cải tạo phải đảm bảo vật liệu sử dụng không có khả năng dễ gây cháy.

b) Hoạt động tác nghiệp:

Tuân thủ các quy định/hướng dẫn phòng ngừa cháy nổ:

- Nhân viên phải được đào tạo về phòng cháy chữa cháy và thực tập thường xuyên theo định kỳ.

- Tất cả các nhân viên phải biết rõ vị trí của bình chữa cháy gần nhất.

- Biết sử dụng thành thạo các loại bình chữa cháy và các thiết bị khác trong khu vực.

- Bình chữa cháy phải có mã số theo dõi và được vệ sinh, kiểm tra thường xuyên

và theo định kỳ(có bản kiểm tra định kỳ) để đảm bảo luôn ở trong tình trạng tốt.

- Bình chữa cháy phải đặt ở vị trí cố định và nên có bảng hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

- Có bảng nội quy PCCC treo chỗ dễ đọc.

- Không sử dụng thangmáy trong trường hợp có cháy.

- Không hút thuốc gần nơi có vật liệu dễ cháy, và gần các khu vực cấm khi có dấu hiệu “Cấm lửa”.

- Không được ném tàn thuốc vào thùng rác.

- Không đun nấu hoặc để bếp cháy mà không có người kiểm soát.

- Không đặt chất dễ cháy gần bóng đèn,nguồn điện, nguồn nhiệt, bếp lò.

- Không sử dụng bình gas cũ.

- Phải có tủ thuốc y tế sơ cấp cứu.

- Lập tức báo cáo tình huống bất thường cho Bộ phận Kỹ thuật (VD: có mùi khét,

mùi gas sống…).

- Xây dựng tác phong cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện và các loại hóa chất dễ cháy, các nhiên liệu đun nấu.

- Báo cáo ngay với bộ phận kỹ thuật khi phát hiện máy móc, thiết bị, dụng cụ hoặc bình chữa cháy có sự cố, hư hỏng.

- Thông tin cho khách hàng về các đợt huấn luyện thực tập chữa cháy và khi có các trườnghợp khẩn cấp xảy ra.

Phải làm gì khi có tình huống khẩn cấp cháy nổ

1) Giữ bình tĩnh và la to “Cháy, cháy, cháy”.

2) Báo động cho bộ phận có trách nhiệm/Khởi động hệ thống báo động

3) Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy và ngắt tất cả các nguồn lửa hoặc nguồn nhiệt.

4) Dùng bình chữa cháy (Bình CO2) hoặc phương tiện thích hợp (Mền chữa cháy, cát) để chữa cháy nếu có thể; nhưng không bao giờ đặt bản thân mình vào tình huống nguy hiểm.

5) Giúp đỡ những người gặp khó khăn thoát khỏi khu vực cháy.

6) Trong trường hợp có khói, cần bảo vệ hệ hô hấp bằng cách dùng mặt nạ hoặc vải ướt để che miệng và mũi.

7) Khi có khói dày đặc thì nên cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất lúc di chuyển thoát nạn.

8) Trong trường hợp không kiểm soát được ngọn lửa, người có trách nhiệm phải báo cho Cơ quan Công an PCCC số điện thoại 114.

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường (Trình độ Trung cấp) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)