DU LỊCH VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường (Trình độ Trung cấp) (Trang 39 - 41)

Các hoạt động du lịch có những tác động vào môi trường theo hai hướng tích cực và tiêu cực, cụ thể:

Tác động tích cực:

Nâng cao ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:Cùng với việc phát triển các loại hình du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách, những tác động của con người vào môi trường nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; việc khoanh vùng đầu tư, tu bổ phục vụ hoạt động du lịch ngày càng chú trọng hơn đến những yếu tố tự nhiên; diện tích tự nhiên tại các khu du lịch, đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên; giữ gìn môi trường sống; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng: Đểtạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại và lưu trú của du khách, việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng ở các địa phương (như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc) là hết sức cần thiết. Thông qua các hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng ở các địa phương được đầu tư nâng cấp.

Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường:Du lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế. Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng, địa phương sẽ hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, các tiêu chí về môi trường sẽ thúc đẩy cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác tốt hơn.

Tác động tiêu cực của phát triển du lịch tới môi trường

- Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch... đã làm mất đi khu hệ cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, phá vỡ các khu hệ động -

thực vật... và gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.

- Tạo ra nhiều chất thải: Chất thải rắn (chất thải rắn vô cơ, hữu cơ và chất thải nguy hại); nước thải (hóa chất, dầu mỡ, cặn bẩn,…) từ các điểm du lịch, các khu du lịch làm nhiễm bẩn môi trường đất và các nguồn nước trong các thủy vực; khí thải

(CFC, CO2, CO, SO2, NO2,…)

làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật có đời sống gắn liền với điều kiện ngập nước, ngập mặn.

- Phá rừng để lấy lâm sản quý làm đồ lưu niệm, lấy gỗ phục vụ cho xây dựng các

công trình du lịch cũng không tính toán hết các tác hại của chúng, tuy nhiên tựu trung vào các vấn đề sau: giảm sút đa dạng sinh học, gây ra xói mòn và rửa trôi trên các sườn dốc, hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiện và lan rộng nhanh hơn...

- Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nước; tài nguyên đất như xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch quá nhiều, sử dụng đất không đúng quy cách làm xói mòn đất, giảm phẩm chất của đất (phá rừng, phá núi, khai thác cát, khai thác sản phẩm mỹ nghệ,…); tiêu thụ nhiều năng lượng và nhiên liệu (điện, gas, than, cồn, xăng, dầu,…); tiêu thụ nguyên vật liệu (lương thực, thực phẩm, hóa chất, gỗ, đá, cát,…)

- Việc gia tăng các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch: gây ô nhiễm không khí (khí xả động cơ gây hại cho cây cối và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông); tiếng ồn ảnh hưởng đến dân cư địa phương, du khách và động vật hoang dã; phát triển giao thông ảnh hưởng đến hệ sinh thái; phát thải nhiệt gây ra hiện tượng mưa axit, hiện tượng nónglên toàn cầu,…

- Sự vận hành củakhách du lịch và các phương tiện du lịch có thể làm chai cứng đất, gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai, gây xáo trộn đến sinh lý động thực vật và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm với các biến động của môi trường.

- Các công trình phục vụ du lịch mọc lên có thể gây ra sự thay đổi điều kiện địa mạo, thủy vực.

- Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cỏ (ở các sân golf), cây trồng ở các công trình phục vụ du lịch... có thể gây ô nhiễm đất và các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.

- Các công trình du lịch còn có thể gây ra xói mòn đất, thay đổi tính chất dòng chảy, đới bờ... và làm cho tính chất môi trường bị biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống.

- Các hãng du lịch quốc tế, quốc gia, địa phương,…; các tổ chức tour… hoạt động một cách tự phát gây nguy cơ hủy hoại môi trường rất lớn do khai thác quá tải cảnh quan thiên nhiên, khuyến khích sử dụng các đặc sản quý hiếm,…

Ngoài ra, còn có rất nhiều tác hại như làmthay đổi tính chất mặn ở các đới bờ do việc xây dựng và vận hành các công trình du lịch dọc bờ, gây ồn, gây chết nhiều loại động - thực vật...

Các tác động tiềm tàng:

Tác động tiềm ẩn lên thực vật: có thể kể đến các tác động của phát triển du lịch và các hoạt động của nó lên thực vật như sau:

- Thiếu cẩn thận trong việc sử dụng lửa, chặt phá cây cối để tạo nơi cắm trại, thải bỏ rác thải không đúng các quy định về vệ sinh môi trường, sử dụng các phương tiện

giao thông;

- Gây suy giảm giống loài;

- Ngăn chặn sự tái sinh của các vật chất hữu cơ trong đất; - Làm giảm độ che phủ của thực vật và đa dạng sinh học.

Tác động tiềm ẩn lên chất lượng nước: tác động tiềm ẩn của phát triển du lịch

và các hoạt động của nó bao gồm cả sự ô nhiễm nước, đây là kết quả của sự thải bỏ chất thải trong hoạt động du lịch thẳng xuống các kênh rạch, sông hồ, hoạt động bơi lội, chèo thuyền, vết dầu loang... một mặt gây ra sự suy giảm chất lượng nguồn nước, mặt khác chất ô nhiễm có thể tích tụ trong cơ thể thủy sinh động vật và thực vật và đi vào cơ thể con người. Ngoài ra, vấn đề “phú dưỡng hóa”trong môi trường nước cũng là trường hợp đáng lo ngại.

Tác động tiềm ẩn lên môi trường không khí: Tác động tiềm ẩn của du lịch lên

môi trường không khí thể hiện qua các nguồn khí thải CO2, CO, SOx, NOx... từ giao thông bộ, giao thông thủy và vận chuyển hành khách trên không. Ô nhiễm không khí có thể diễn ra trong giới hạn hẹp, cũng có thể trong giới hạn rộng tùy thuộc vào các điều kiện về địa hình, về tính chất và phạm vi tác động của sự ô nhiễm...

Tác động tiềm ẩn lên động vật: hầu hết du khách quan tâm đến việc thưởng ngoạn các động vật bản địa. Từ đó sẽ tác động lên:

- Phá vỡ điều kiện sống của động vật;

- Làm thay đổi sinh lý và hành vi của động vật;

- Giết hại hay loại bỏ động vật ra khỏi môi trường sống của chúng;

- Hoạt động tìm kiếm vật lưu niệm gây suy giảm nguồn tài nguyên động vật và đa dạng sinh học...

Như vậy, môi trường sống của thực vật, động vật, chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước và môi trường đất đã có sự biến đổi không có lợi cho cuộc sống của sinh vật và con người do hoạt động của du lịch mang lại. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng có chiều hướng biến đổi theo như thay đổi cảnh quan thiên nhiên, gây suy thoái

và ô nhiễm môi trường.

Phát triển du lịch cần tiêu thụ cảnh quan để phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch. Nếu có sự tính toán, đánh giá tác động môi trường và quản lý một cách thận trọng thì các ảnh hưởng của du lịch lên môi trường sinh thái có thể được giảm thiểu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường (Trình độ Trung cấp) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)