NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường (Trình độ Trung cấp) (Trang 38 - 39)

1. Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỊCH

Ngành du lịch và lữ hành đã thúc đẩy sự phát triển cả về mặt chất và mặt lượng về các loại phương tiện giao thông. Số lượng các phương tiện đưa vào lưu thông ngày một nhiều hơn, đường sá càng được mở rộng hơn, dài hơn, nhiên liệu được sử dụng nhiều hơn, khói thải nhiều hơn, các chất thải sinh hoạt (thể rắn, lỏng, khí) từ du lịch diễn biến phức tạp hơn, các sinh vật hoang dã bị săn bắn mãnh liệt hơn... và cuối cùng là suy thoái, ô nhiễm môi trường sẽ diễn biến phức tạp hơn.

Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên,... do đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh ở một số địa phương nên hoạt động du lịch đã vượt ngoài khả năng kiểm soát, đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây khả năng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường lâu dài. Điều này thể hiện qua việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của du khách ngày càng lớn, đã tác động tiêu cực đến môi trường:

- Du lịch phát triển, lượng khách du lịch đông, nhu cầu cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải càng lớn. Nếu không có biện pháp xử lý tốt vấn đề nước thải, rác thải sinh hoạt hàng ngày tại cácđiểm du lịchkhách sạn, nhà hàng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Gây mất cảnh quan môi trường, lan truyền nhiều loại dịch bệnh và nảy sinh các xung đột xã hội.

- Du lịch phát triển kéo theo đó là gây ra tiếngồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dã.

- Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động làm xói mòn đất, làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dã (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...).

- Ngành công nghiệp hàng không ra đời và phát triển cũng là một trong những bước nhảy vọt trong hoạt động lữ hành, song song với đó cũng đặt ra những thách đố

lớn đối với thời đại, công nghiệp hàng không một mặt đưa lữ khách đi nhanh hơn, xa hơn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn và không gian được thu gần hơn, mặt khác các ống khói máy bay đã không ngần ngại thải vào bầu khí quyển nhiều khói hơn, thành phần

khí thải có tính nguy hại lớn hơn... Đó là chưa kể đến các loại hình giao thông trên bộ, trên biển nhằm phục vụ du khách ngày một nhiều và chính điều này đã gây tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái như gây ô nhiễm bầu khí quyển (khói thải giao

thông), gây ô nhiễm biển (tràn dầu, các sự cố tàu trên biển...), ô nhiễm và suy thoái đất (mở rộng đường sá, gây chai cứng đất...) và tác động vào các đới tự nhiên nhằm tạo mặt bằng xây dựng đường sá và các công trình phục vụ cho du lịch, gây hại cho cây cối,động vật hoang dã...

Một phần của tài liệu Giáo trình Môi trường và bảo vệ môi trường (Trình độ Trung cấp) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)