Nhận dạng rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 58 - 63)

6. Kết cấu luận văn

2.3.1. Nhận dạng rủi ro

Khi tổng hợp kết quả trả lời câu hỏi NHCT có đưa ra các tiêu chí nhận diện trong trường hợp cho vay khách hàng SMEs quá tập trung vào một ngành nghề/lĩnh vực và/hoặc vào một số ít SMEs/ một nhóm khách hàng SMEs, thì điểm trung bình là 1.91/3, ở mức tuân thủ một phần. Quản lý danh mục tín dụng tại NHCT Việt Nam là quá trình từ việc thiết lập cơ cấu danh mục tín dụng mục tiêu, định hướng tín dụng (trên cơ sở chiến lược kinh doanh, chiến lược rủi ro, khẩu vị rủi ro) đến phân tích, đánh giá, giám sát danh mục tín dụng, các hạn mức rủi ro danh mục tín dụng theo định hướng tín dụng nhằm phát hiện và đưa ra các cảnh báo sớm về rủi ro danh mục tín dụng và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp. NHCT Việt Nam đưa ra tiêu chí hạn mức rủi ro của danh mục tín dụng SMEs: Số dư tín dụng tối đa của từng ngành hàng, từng khách hàng SMEs/nhóm khách hàng liên quan, từng sản phẩm tín dụng để hạn chế rủi ro tập trung tức là rủi ro do tập trung hoạt động tín dụng vào một hoặc một số đối tác, khách hàng SMEs, lĩnh vực kinh doanh, địa bàn ở mức độ có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động NHCT hoặc làm giảm khả năng duy trì các hoạt động kinh doanh chính của NHCT.

Theo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2016, quản lý danh mục tín dụng được phân thành 3 cấp tương ứng với 3 cấp độ quản lý: (i) Cấp độ 1: Toàn hàng, đơn vị quản lý: Phòng quản lý rủi ro tín dụng trụ sở chính; (ii) Cấp độ 2: Theo phân khúc khách hàng, đơn vị quản lý: Phòng quản lý chất lượng-Khối khách hàng doanh nghiệp/bán lẻ; (iii) Cấp độ 3: Theo chi nhánh, đơn vị quản lý: Giám đốc chi nhánh. Vietinbank – CN Đông Hải Dương chỉ đề xuất hạn mức rủi ro cho danh mục tín dụng SMEs cấp độ 3 của chi nhánh gửi Phòng quản lý chất lượng- Khối khách hàng SMEs theo quy định NHCT trong từng thời kỳ. Ngoài ra, Vietinbank – CN Đông Hải Dương có trách nhiệm quản lý, giám sát chất lượng danh mục tín dụng tại chi nhánh. Về quy định là vậy, tuy nhiên trên thực tế Vietinbank – CN Đông Hải

49

Dương chưa có bộ phận nào đảm nhận trách nhiệm đề xuất hạn mức rủi ro cho danh mục tín dụng SMEs cấp độ 3 và hầu như cũng không quan tâm đến danh mục tín dụng SMEs tập trung vào ngành hàng nào hay có tập trung quá mức vào một khách hàng SMEs/nhóm khách hàng liên quan.

NHCT tuân thủ thiết lập hệ thống nhận diện giúp xác định những khoản nợ có vấn đề trong cho vay khách hàng SMEs, điểm trung bình 2.89/3. Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có biện pháp theo dõi chuyên nghiệp giúp tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Vietinbank – CN Đông Hải Dương thiết lập hệ thống nhận diện những dấu hiệu cảnh báo để có giải pháp xử lý sớm các” vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong cho vay khách hàng SMEs bao gồm dấu hiệu định tính và dấu hiệu định lượng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong cho vay khách hàng SMEs

Tiêu chí Dấu hiệu cảnh báo rủi ro Dấu hiệu định tính

Điều kiện bên ngoài

Chính sách vĩ mô: Các thay đổi về chính sách vĩ mô ảnh hưởng bất “lợi đến SMEs như: Chính sách tỷ giá, chính sách thuế nhập khẩu, Tiêu chuẩn chất lượng, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, chính sách/quy định quản lý thị trường của cơ quan chức năng, các rào cản thương mại trong nước và các quốc gia khác…

Biến động ngành: Biến động ngành tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của SMEs: Nhu cầu thị trường sụt giảm, thị trường đóng băng, diễn biến giá cả tăng giảm bất thường, thời tiết bất lợi, bệnh dịch.

Phản ứng của đối tác/cộng đồng: Sự phản đối của đối tác đầu ra- đầu vào, chính quyền địa phương/người dân nơi SMEs hoạt động khiến SMEs phải ngừng hoạt động/khó triển khai dự án/sản phẩm bị tẩy chay.

50

Nhu cầu đối với sản phẩm của SMEs bị sụt giảm nghiêm trọng. Các đối thủ cạnh tranh của SMEs có sự phát triển mạnh.

Thông tin xấu từ nhóm khách hàng liên quan/đối tác chính: Một trong số các Công ty thuộc nhóm khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của SMEs có dấu hiệu:

+ Đang phát sinh nợ quá hạn tại NHCT + Đang có nợ xấu tại các TCTD khác

+ Ban quản trị/ban điều hành các Công ty này vi phạm pháp luật/chết/mất tích.

+ Phá sản, giải thể hoặc hoạt động kinh doanh bị chậm, đình trệ hoặc vỡ nợ.

Tư cách SMEs

Chậm trễ trong việc thanh toán nợ gốc và lãi tại chi nhánh

Vi phạm nghiêm trọng cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng Thiếu sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, thu thập…

Khai báo thông tin không trung thực

Khách hàng không liên lạc được/liên lạc khó khăn sau nhiều nỗ lực từ các kênh: gọi điện, email, qua người thân…

Khách hàng chây ỳ, không hợp tác thực hiện bất kỳ điều kiện nào của NHCT đưa ra đàm phán

Sử dụng vốn sai mục đích/đầu tư vào lĩnh vực không phải lĩnh vực truyền thống của SMEs

Có dấu hiệu chuyển tiền lòng vòng với các đối tác là khách hàng lâu năm, thân thiết và/hoặc nhóm khách hàng liên quan

Có sự thay đổi đột ngột về các nhân sự chủ chốt (cổ đông chính, ban điều hành, kế toán trưởng)

Chủ SMEs/cổ đông chính/ban điều hành bỏ trốn hoặc nằm trong vụ án/truy cứu trách nhiệm dân sự, hình sự; người lãnh đạo SMEs bị suy giảm chỉ số tín nhiệm, trình độ quản lý kém

SMEs không hoàn thành các nghĩa vụ nợ như nợ thuế, nợ lương và bảo hiểm xã hội

Xảy ra nhiều tranh chấp trong nội bộ SMEs

SMEs thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê

SMEs chủ động nộp hoặc bị các chủ thể khác nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản, thực hiện việc giải thể

51 Hoạt động sản xuất kinh doanh của SMEs, nguồn trả nợ

Thị phần sụt giảm, mất quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp Sụt giảm các khách hàng trung thành

Nhiều thông tin không tốt từ khách hàng, các đối tác của SMEs Đối tác tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của khách hàng phá sản Giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng

Phụ thuộc quá nhiều vào số ít nhà cung cấp nguyên liệu đang gặp khó khăn

Thua lỗ trong một hợp đồng kinh tế lớn

Thay đổi về phạm vi kinh doanh (ngành hàng kinh doanh thế mạnh, truyền thống bị thu hẹp trong khi mở rộng các hoạt động khác ở các lĩnh vực mà SMEs chưa có kinh nghiệm)

Không có những phản ứng kịp thời với sự đi xuống của thị trường hoặc các điều kiện kinh tế

Quan hệ tín dụng

SMEs có nợ quá hạn tại TCTD khác Tài sản bảo

đảm

Tài sản đảm bảo bị phát hiện thông tin sai lệch so với hồ sơ định giá ban đầu (có dấu hiệu lừa đảo); hoặc tài sản đảm bảo nằm trong vụ án, hoặc hồ sơ tài sản đảm bị giả mạo/không đầy đủ/có sai sót

SMEs có hiện tượng tẩu tán tài sản đảm bảo, tự ý rút hàng

Có tài sản đảm bảo dùng chung với nhóm khách hàng liên quan/bên thứ 3 đang có vấn đề tại NHCT hoặc các TCTD khác/ hoặc tài sản đảm bảo dùng chung này có khả năng phát sinh tranh chấp giữa NHCT với các TCTD khác.

Có tài sản đảm bảo là thuộc sở hữu của bên thứ 3 bảo lãnh-tuy nhiên các bên thứ 3 có hành vi trốn tránh việc xác nhận nghĩa vụ đảm bảo trên có hồ sơ đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp NHCT; và/hoặc Bên bảo đảm là tổ chức đang dính tới các vụ việc như phá sản, giải thể, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, hoặc tạm dừng kinh doanh, liên quan tới kiện tụng, hoặc HĐQT, Ban điều hành dính tới pháp luật…

Dấu hiệu định lƣợng

Hạng SMEs

- Hạng tín dụng của SMEs suy giảm tối thiểu 01 hạng so với kỳ chấm điểm gần nhất

Tài khoản thanh toán

- Không có tiền về ghi có tài khoản của SMEs trong một khoảng thời gian nhất định (tháng/quý)

Giá trị tài sản bảo đảm

52

Tình hình sản xuất kinh

doanh

Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh SMEs có dấu hiệu tiêu cực như: Các cổ đông thoái vốn khỏi SMEs

Các khoản vay nợ tăng mạnh không tương xứng với quy mô hoạt động Nợ phải trả tăng lên đột biến trong khi nhu cầu sản xuất kinh doanh không có sự thay đổi lơn

Chi phí hoạt động tăng mạnh so với tăng trưởng doanh thu Tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi tăng

Hàng tồn kho tăng mạnh trong khi doanh thu không tăng tương ứng (trừ yếu tố mùa vụ), hàng hóa tồn kho kém phẩm chất hoặc nhiều công trình xây dựng cơ bản dở dang kéo dài, không được nghiệm thu thanh toán Hàng tồn kho: (i) Xuất hiện các lô hàng tồn kho không luân chuyển trong 06 tháng; (ii) Hàng tồn kho có biến động về giá trị (tăng/giảm); (iii) Hoặc tăng đột biến về số lượng

Khả năng thanh toán nhanh sụt giảm nghiêm trọng Doanh thu sụt giảm mạnh

Tốc độ tăng chi phí cao hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu trong trường hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh không có sự thay đổi đột biến Lợi nhuận cao nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh âm/xuất hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh Giá thị

trường của công ty

Giá cổ phiếu trên thị trường của công ty (đối với công ty niêm yết) sụt giảm mạnh so với các doanh nghiệp khác trong” ngành

(Theo quyết định số 3131/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 15/11/2017 Quyết định V/v ban hành hướng dẫn kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng)

NHCT Việt Nam còn xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng “khách hàng gọi tắt là hệ thống EWS hỗ trợ quy trình cấp, quản lý và theo dõi chất lượng tín dụng của khách hàng được phân loại nhóm 1 tại NHCT, hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng từ cấp độ khách hàng riêng lẻ đến toàn bộ danh mục tín dụng được phân loại nợ nhóm 1. Hệ thống này được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng, tới từng phân khúc khách hàng trong đó có phân khúc khách hàng SMEs. Theo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2018, bộ chỉ tiêu cảnh báo sớm của SMEs gồm có: (i) các chỉ tiêu chiết xuất tự động từ hệ thống TPSS và (ii) các chỉ tiêu trong bảng câu hỏi điều tra. Mức độ cảnh báo rủi ro bao gồm: (i) Cảnh báo đỏ: là các khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro cao, suy giảm khả năng trả nợ lớn, nguy cơ chuyển nhóm cao (yêu cầu: cơ cấu nợ; rút giảm giới hạn tín dụng, dư nợ; ngừng giải ngân; xử lý tài sản; kiện ra tòa, phương án khác…); (ii) Cảnh báo vàng: là các khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro trung bình, có khả năng chuyển nhóm

53

nợ trong thời gian tới nếu không có biện pháp ứng xử kịp thời (yêu cầu: bổ sung thêm tài sản, bổ sung điều kiện cấp tín dụng, phương án khác…); (iii) Cảnh báo xanh: là các khách hàng được đánh giá chưa tiềm ẩn khả năng chuyển nhóm nợ trong thời gian tới, hiện thời gặp khó khăn tạm thời (không bắt buộc đề xuất và thực hiện các biện pháp ứng xử nhưng cần tích cực giám sát, theo dõi).

Như đã trình bày ở phần trên, các dấu hiệu cảnh báo khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng đối với SMEs luôn được yêu cầu cập nhật. Tuy nhiên, việc cập nhật này lại phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của cán bộ quản lý khoản vay và những người có liên quan. Ngoài ra các thông tin này muốn tìm kiếm cũng không dễ do nguồn thông tin mà cán bộ có thể khai thác là rất hạn hẹp. Vì thế, nội dung này Vietinbank – CN Đông Hải Dương chỉ đạt điểm trung bình 1.31/3, dừng ở mức không tuân thủ.

Một điểm yếu nữa của Vietinbank – CN Đông Hải Dương là hoàn toàn chưa có đội ngũ chuyên gia để dự báo rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs (kết quả khảo sát chỉ tiêu này là không tuân thủ, điểm trung bình 1/3).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)