Giải pháp về đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 92 - 93)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2.Giải pháp về đo lường rủi ro

Chi nhánh cần xác định rõ và sớm thẩm quyền chấm điểm xếp hạng khách hàng. Trong số những khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, có những khách hàng được cấp tín dụng hoặc xác định Giới hạn tín dụng thông qua Phòng quản trị rủi ro trên Hội sở chính cho nên việc chấm điểm xếp hạng của những khách hàng này sẽ được thực hiện ở cả Hội sở chính và Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần đặc biệt chú ý ưu tiên việc hoàn thành chấm điểm xếp hạng của những khách hàng này trước.

Do Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về thông tin đầu vào và kết quả chấm điểm Xếp hạng tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Chi nhánh trong việc trích lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu nên thanh toán viên, kiểm soát viên thực hiện chấm điểm Xếp hạng tín dụng phải đảm bảo thông tin được nhập vào hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ chính xác, hợp lý, phù hợp với hồ sơ, tài liệu và tình hình thực tế của khách hàng trong kỳ chấm điểm.

Thanh toán viên, kiểm soát viên đều phải được quản trị theo mã truy cập, trong đó, thanh toán viên là cán bộ phòng quản trị nợ, phòng khách hàng, phòng quản trị rủi ro tín dụng có trách nhiệm nhập thông tin đầy đủ, chính xác vào hệ thống. Kiểm soát viên là lãnh đạo phòng quản trị nợ, phòng khách hàng, phòng quản trị rủi ro tín dụng có trách nhiệm rà soát việc nhập thông tin vào hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ của thanh toán viên.

- Ngoài chất lượng của bản thân khách hàng, kết quả xếp hạng phụ thuộc: + Thông tin được điền đầy đủ bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.

+ Thông tin được cập nhật đúng định kỳ.

+ Lựa chọn đúng các thông tin định vị (ngành, sở hữu, có kiểm toán,…). + Sự phối hợp giữa phòng khách hàng và phòng quản trị nợ.

Nhận thức rõ tầm quan trọng để hình thành nếp chấm điểm hàng quý: Đảm bảo chấm điểm đầy đủ cho tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh,

83

tránh bỏ sót khiến khách hàng bị hạ bậc, ảnh hưởng đến khách hàng, đến kết quả phân loại nợ của Chi nhánh.

Bắt đầu ngay việc quản trị thông tin khách hàng, nhất là cập nhật định kỳ Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng, phòng ngừa nợ xấu phát sinh thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Ngân hàng cần phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, cải tiến hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ và duy trì một cách liên tục để có thể đánh giá chính xác tình hình khách hàng, khoản vay, làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về Giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Việc hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 92 - 93)