Giải pháp về xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 94 - 96)

6. Kết cấu luận văn

3.2.4. Giải pháp về xử lý rủi ro

3.2.4.1. Tiến tới phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng

Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với SMEs là giải pháp để giúp ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm mục đích bù đắp “tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trong thời gian vừa qua công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương vẫn chủ yếu áp dụng việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng do NHCT Việt Nam chưa

85

tăng cường hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình. Cơ sở trích lập dự phòng và đánh giá chất lượng cho vay khách hàng SMEs theo 5 nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Từ thực trạng trên dẫn đến những bất cập, trích lập dự phòng chưa thật sự chính xác, nợ có vấn đề còn tiềm ẩn trong danh mục cho vay khách hàng SMEs. Mục tiêu đặt ra cho NHCT Việt Nam đó là tăng cường hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để giúp việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được chính xác và khớp với tình hình thực tế của khoản cho vay hơn.

3.2.4.2. Xử lý nợ có vấn đề với phương châm nhanh, quyết liệt thông qua lựa chọn biện pháp xử lý nợ hợp lý

+ Duy trì và phát triển ban thu hồi nợ: Hiện tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương đã có ban thu hồi nợ chi nhánh tuy nhiên chỉ gồm 2 thành viên chuyên quản lý các hồ sơ nợ có vấn đề từ các phòng nghiệp vụ phát sinh, tuy nhiên vẫn do số lượng hồ sơ nợ có vấn đề của Khối bán lẻ liên quan đến hồ tiêu tại địa bàn Đông Hải Dương phát sinh quá lớn nên bộ phận quản lý nợ vẫn chưa thể đi sâu sát đúng chuyên môn của mình. Từ đó đề xuất Giám đốc Vietinbank – CN Đông Hải Dương làm trưởng ban thu hồi nợ, phân công trách nhiệm đối với từng thành viên trong việc xử lý khoản vay. Cụ thể, ban thu hồi nợ sẽ phân tích từng khách hàng SMEs, từng tài sản bảo đảm để đề ra phương án xử lý nợ cụ thể dựa trên đặc thù của từng SMEs, từng địa bàn cho vay. Hàng tuần, hàng tháng ban thu hồi nợ họp rà soát tiến độ xử lý nợ, kiểm điểm kết quả thu hồi nợ của từng thành viên, đưa ra biện pháp, kế hoạch xử lý nợ cho tuần, tháng tiếp theo.

+ Xử lý nợ nhanh, quyết liệt: Muốn đạt được điều này chi nhánh phải luôn rà soát các khoản nợ kể cả nợ nhóm 1 để phát hiện các dấu hiệu bất thường, phải kiên quyết và kết hợp các biện pháp khác nhau để thu hồi nhanh nợ. Trong trường hợp món vay SMEs quá phức tạp, chi nhánh có thể báo cáo lên trụ sở chính để nhận được sự hỗ trợ từ các phòng ban có liên quan.

+ Lựa chọn biện pháp xử lý nợ phù hợp: Làm việc cụ thể với SMEs, phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân dẫn đến nợ có vấn đề, phân tích tình hình tài chính, thái độ hợp tác của SMEs từ đó xây dựng phương án xử lý nợ phù hợp hoặc có thể kết hợp nhiều phương án xử lý nợ khác nhau.

86

+ Tận dụng sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan: Trong quá trình xử lý nợ có vấn đề, chi nhánh cần tranh thủ sự ủng hộ của Tòa án, thi hành án và các ban ngành có liên quan. Trong trường hợp phải khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ, phải bám sát tòa án để đẩy nhanh tiến độ xét xử. Tạo mối quan hệ tốt với cơ quan thi hành án để đẩy nhanh việc kê biên tài sản, bán đấu giá để thu hồi nợ gốc, lãi. Ngoài ra còn cần tạo mối quan hệ thân thiết, gắn kết với ban ngành địa phương để nhận được sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm thông tin, khách hàng để xử” lý nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)