Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 97 - 100)

6. Kết cấu luận văn

3.3.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng CIC là một trong những kênh cung “cấp thông tin chính thống đáng tin cậy để các ngân hàng thu thập thông tin liên quan đến quan hệ tín dụng của khách hàng. Chính vì vậy các ngân hàng rất cần sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp của CIC. Để làm được điều này, NHNN có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Yêu cầu các NHTM cung cấp số liệu về mức cấp tín dụng, dư nợ và chất lượng dư nợ của SMEs tại thời điểm cuối các tháng, từ đó làm căn cứ xây dựng biểu đồ diễn biến dư nợ của SMEs tại các tổ chức tín dụng và chất lượng của khoản nợ.

88

- Định kỳ, yêu cầu các NHTM cung cấp BCTC của khách hàng để CIC có thể cập nhật tình hình tài chính của khách hàng cũng như thống kê, đánh giá các số liệu tín dụng đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

- Xây dựng thông tin liên quan đến tình hình ban lãnh đạo, khách hàng liên quan của từng SMEs để có thể thông tin cảnh báo một cách kịp thời.

- Tăng cường học hỏi các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài, trong công tác quản lý và khai thác nguồn thông tin tín dụng.

- Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đặc biệt là quy mô tăng trưởng tín dụng đã vượt quá năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin tín dụng của CIC. Việc ra đời của các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân có thể bổ sung cho các trung tâm tín dụng bằng cách mở rộng diện thu thập và lưu trữ thông tin tín dụng mà trung tâm tín dụng hiện nay không đảm nhận hết được. Trong giai đoạn trước mắt, NHNN cần hỗ trợ hoạt động các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin có chất lượng cao trong nền kinh tế.

3.3.1.2 Sửa đổi chính sách quản trị rủi ro tín dụng cho phù hợp với thực tiễn

Phân loại nợ theo phương pháp định lượng được xác định theo chất lượng của từng khoản nợ. Nhưng đối với phân loại nợ theo phương pháp định tính, do chưa có đầy đủ thông tin để phân loại theo hệ thống XHTSMEsB nếu không phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu thì các khoản nợ sẽ được phân loại vào nợ nhóm 1. Hoặc trong quá trình quan hệ tín dụng, khách hàng phát sinh một hoặc một số khoản nợ quá hạn, nhưng tại thời điểm phân loại nợ, các khoản nợ này đã tất toán, các khoản nợ còn lại đều trong hạn thì các khoản nợ còn lại của khách hàng được phân loại vào nhóm 1. Thực tế, rủi ro trong quan hệ tín dụng với các khách hàng này có khả năng xảy ra cao. Theo quy định, ngân hàng có thể chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu có đủ cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm. Nếu NHTM thực hiện phân loại nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì chi phí trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng lên, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, cũng như danh tiếng của ngân hàng giảm xuống. Vì vậy, các ngân hàng thường ít thực hiện nội dung này. NHNN có thể cụ thể hóa nội dung khả năng trả nợ bị suy giảm bằng các dấu hiệu về

89

chỉ tiêu tài chính, thông tin tài chính để NHTM có căn cứ xác định nhóm nợ một cách hợp lý.

Phân loại nợ theo phương pháp định tính thường làm tăng tỷ trọng nợ nhóm 2 của ngân hàng nhưng ngân hàng thường không muốn tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng nên nhiều trường hợp nâng điểm phi tài chính của khách hàng lên để tránh tình trạng khoản vay bị phân loại vào nợ xấu. Đó là do việc phân loại theo định tính phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người chấm” điểm. Vì vậy, NHNN cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về phương pháp phân loại nợ định tính “và yêu cầu NHTM định kỳ gửi bản chi tiết kết quả phân loại nợ theo phương pháp này có kèm theo thuyết minh về NHNN đối với những khách hàng có dư nợ lớn để rà soát.

3.3.1.3 Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra

Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng của NHNN tại các NHTM sẽ góp phần hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Về bản chất, hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM có những điểm khác biệt so với hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lí nhà nước khác bởi lẽ, NHNN thực hiện hoạt động giám sát không chỉ với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước mà còn có tư cách là Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của NHTM.

Hiện nay, hoạt động giám sát của NHNN chủ yếu do Thanh tra NHNN thực hiện với mục đích góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các NHTM, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy chế an toàn trong hoạt động của các NHTM bằng phương pháp giám sát từ xa theo quy định của Thống đốc NHNN. Trong thời gian tới, thanh tra NHNN cần xây dựng các chương trình kiểm tra theo các chuyên đề khác nhau đảm bảo bao quát các lĩnh vực cho vay, các nhóm khách hàng trong nền kinh tế; tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các NHTM theo chương trình đã xây dựng. Với việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ của NHNN, các NHTM sẽ có ý thức cao hơn trong việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình.

Ngoài việc kiểm tra, phát hiện rủi” ro yêu cầu NHTM khắc phục, thanh tra NHNN cần tổng hợp sai sót, dấu hiệu rủi ro tại tất cả các ngân hàng để đưa ra cảnh

90

bảo sớm cho các NHTM chứ không phải để sai sót, rủi ro xảy ra mới cảnh báo và yêu cầu khắc phục.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương (Trang 97 - 100)