Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

3.5.1.Số tuyệt đối

- Khái niệm: Số tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Số tuyệt đối có thể biểu hiện bằng số đơn vị tổng thể của một tổng thể nào đó như: Số thành viên, số HTX nông nghiệp, trình độ học vấn của giám đốc HTX,... hoặc là trị số của một chỉ tiêu kinh tế nào đó như: Tổng sản lượng, tổng chi phí sản xuất, tổng tiền lương,...

- Đặc điểm của số tuyệt đối trong thống kê là gắn liền với hiện tượng kinh tế - xã hội cụ thể, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối trong thống kê phải thông qua các giai đoạn điều tra, thu thập, tổng hợp thực tế mà có và phải có đơn vị tính cụ thể. Tùy theo tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu chúng ta thường có: Đơn vị tự nhiên như cái, con, chiếc,...; Đơn vị đo lường như m, kg, lít,...; Đơn vị giá trị như đồng, triệu đồng, $,...; Đơn vị thời gian lao động như giờ công, ngày công,... Trong đề tài này đều có sử dụng các đơn vị tính cụ thể, đơn vị tự nhiên sử dụng đơn vị con, đơn vị đo lường sử dụng đơn vị kg, đơn vị giá trị sử dụng đơn vị đồng và đơn vị đo lường ngày công.

- Ý nghĩa: Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng giúp ta nhận thức được một cách cụ thể về quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu. Số tuyệt

đối là số liệu đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để tính ra số tương đối và số bình quân. Số tuyệt đối trong thống kê còn cà căn cứ không thể thiếu trong việc xây dựng các chương trình dự án cho việc phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thực hiện chỉ đạo chúng.

- Phân loại: Gồm có 2 loại là số tuyệt thời điểm và số tuyệt đối thời kỳ. Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định.

Số tuyệt đối thời kì phản ánh quy mô, khối lượng của một hiện tượng nghiên cứu trong một độ dài thời gian nhất định. Nó được hình thành thông qua sự tích lũy (cộng dồn) về lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Các con số tuyệt đối thời kì của cùng một chỉ tiêu có thể được cộng lại với nhau để có trị số của thời kì dài hơn. Thời kì tính toán càng dài trị số của chỉ tiêu càng lớn.

3.5.2. Số tương đối

- Khái niệm: Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian. Hoặc so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau, hoặc so sánh bộ phận với tổng thể và giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể.

- Ý nghĩa: Số tương đối có ý nghĩa rất quan trọng và là một chỉ tiêu phân tích thống kê. Nó phân tích được các đặc điểm của hiện tượng, nghiên cứu các hiện tượng trong mối quan hệ so sánh với nhau.

3.5.3. Số bình quân

- Khái niệm: Số bình quân trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

Số bình quân có thể so sánh về không gian các hiện tượng không cùng quy mô như: So sánh giá thành bình quân, năng suất lao động bình quân, tiền

lương bình quân giữa các doanh nghiệp,... Theo dõi sự biến động của sô bình quân theo thời gian có thể thấy được xu hướng phát triển và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Số bình quân còn được dùng để xây dựng và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.

- Đặc điểm và hình thức biểu hiện: Số bình quân chịu tác động bởi giá trị mỗi quan sát (khi lượng biến của mỗi quan sát thay đổi thì giá trị tủng bình cũng thay đổi theo). Số bình quân chỉ dùng một trị số để nói lên đặc điểm điển hình của một tổng thể hiện tượng nghiên. Nó san bằng mọi chênh lệch về lượng giữa các đơn vị tổng thể. Hình thức biểu hiện của số bình quân thường là đơn vị kép như: Năng suất bình quân (kg/ha), lao động bình quân (lao động/sản phẩm),...

- Ý nghĩa: Số bình quân có ý nghĩa trong việc vận dụng nhiều phương pháp phân tích thống kê như: Phân tích biến động, phân tích mối liên hệ, điều tra chọn mẫu, dự đoán thống kê,...

3.5.4. Độ lệch chuẩn

Khái niệm: Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn (Standard Deviation – Std Dev hay SD), là một đại lượng thốngkêmôtả dùng để đo mức độ phân tán của một dãy sốliệu đã được quan sát.

- Ý nghĩa: Độ lệch chuẩn phản ánh độ biến thiên của cá nhân trong dãy số liệu. Độ lệch chuẩn càng lớn mức độ phân tán càng cao, tính đại diện của số trung bình càng nhỏ!

- Cách xác định độ lệch chuẩn: SD được xác định bằng cách tính trên máy tính CASIO. 2 1 ( i ) SD x x n   3.5.5. Sai số chuẩn

- Khái niệm: Sai số chuẩn (Standard Error, SE) là một đại lượng thống kê mô tả sự biến thiên của số trung bình (Mean).

- Ý nghĩa: Mô tả sự biến thiên của số trung bình (Mean), sự dao động của số trung bình chọn từ dãy số liệu.

- Cách xác định sai số chuẩn: Sai số chuẩn được tính bằng độ lệch chuẩn chia cho căn bậc hai của mẫu (n).

𝐒𝐄 = 𝐒𝐃

√𝐧

- Căn bậc hai của n trong Excel bằng hàm sqrt(n)

3.5.6. Hệ số biến động

- Khái niệm: Hệ số biến động (Coefficient of variation, viết tắt CV%) là một đại lượng thốngkêmôtả dùng để đo mức độ biếnđộng một cách tương đối của dãy sốliệu so với số trung bình (Mean)

- Ý nghĩa: Giữa 2 tập hợp dữ liệu, tập nào có hệ số biến thiên lớn hơn là tập có mức độ biến động lớn hơn.

- Cách xác định CV%: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

𝐂𝐕% = 𝐒𝐃

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Thị xã Phổ Yên thuộc vùng bán sơn địa có tổng diện tích tự nhiên 258,869 𝑘𝑚2 nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái nguyên 26km về phía Nam và cách Hà Nội 55km về hướng Bắc. Là một trong những cưa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông - Bắc.

- Kinh độ: Từ 105º40ʼ đến 105º56ʼ độ kinh Đông -Vĩ độ: Từ 21º19ʼ đến 21º34ʼ độ vĩ Bắc

Thị xã Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công - Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Đông giáp huyện Phú Bình

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã Phổ Yên là 25.886,9 ha, với 18 đơn vị hành chính gồm 4 phường (Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đồng Tiến) và 14 xã (Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Thuận, Phúc Tân, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, Vạn Phái).

Giao thông: Tính đến tháng 11/2017 các xã đã và đang thi công: 78,045 km, gồm: Đường trục xóm: Đã và đang thi công xong: 38,562 km (Phúc Thuận: 4,75 km; Trung Thành: 12,245 km; Nam Tiến: 1,03 km; Đông Cao: 3,2 km; Tiên Phong: 3,625; Minh Đức: 2,935 km; Vạn Phái: 4,905 km; Thành Công: 3,256 km; Đắc Sơn: 1,46 km; Hồng Tiến: 0,2 km; Phúc Tân: 0,956 km;); Đường ngõ xóm: Đã và đang thi công xong: 39,258 km (Phúc Thuận: 18,088 km; Trung Thành: 11,339km; Tân Hương: 1,662 km; Phúc Tân: 1,94km; Tiên Phong: 4,429 km; Minh Đức: 1,8 km); Đường nội đồng: Đã thi công xong: 0,225 km (Trung Thành: 0,225km).

4.1.1.2.Điều kiện địa hình

Thị xã Phổ Yên có 2 loại cảnh quan chính là vùng núi thấp và vùng đồng bằng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng phía Đông có độ cao trung bình từ 8 - 15m, đây là vùng có gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng phẳng; phía Tây là vùng núi địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 20 - 30m.

4.1.1.3. Điều kiện thủy văn, thủy lợi

Thủy văn: Thị xã Phổ Yên có hệ thống kênh tự chảy từ hồ Núi Cốc chủ động cho việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và sinh hoạt.

+ Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của thị xã và sông cầu chảy qua thị xã khoảng 17,5km, cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam thị xã. Sông Cầu còn là đường giao thông thủy cho cả tỉnh nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng.

+Phổ Yên là thị xã chuyển tiếp giữa vùng đồi núi với đồng bằng nên diện tích rừng không lớn chỉ tập trung ở các xã phía Tây thị xã. Diện tích rừng của thị xã tính đến nay là 6961,67ha, chiếm 26,89% diện tích tự nhiên. Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo lá chàm trồng theo các dự án, cây rừng đa số đã được khép tán. Hệ động vật rừng còn nghèo nàn, hiện chỉ có lớp chim lớp bò sát, lưỡng cư, trong đó lớp chim nhiều hơn cả.

Thủy lợi: Từ đầu năm 2017 đến nay đã khảo sát thiết kế và thi công cải tạo sửa chữa: 2.041 m kênh mương: Xã Vạn Phái: 815 m; tuyến mương trạm bơm Khâu Bứa xã Thành Công: 675 m; kênh trạm bơm Bến Cả , xã Tân Phú: 551 m; nghiệm thu kênh mương: 3.599 m (xóm Chằm xã Minh Đức: 500m, xóm Hồ xã Minh Đức: 500m; xóm Tân Ấp 1 xã Phúc Thuận: 959m; Miền Trung Năng Thượng xã Phúc Thuận: 965m; kênh trạm bơm Khâu Bứa và Bờ Lâm, xã Thành Công: 675m).Từ đầu năm đến nay trên địa bàn các xã kiên cố hóa được 2,04 km kênh mương.

4.1.1.4. Điều kiện thời tiết, khí hậu

Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc. Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia

làm 2 mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn thị xã cho thấy các đặc điểm khí hậu thể hiện như sau:

-Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 23,5ºC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,8ºC vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,8ºC vào tháng 12. số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kilôcalo/𝑐𝑚2.

-Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm là 1321 mm. lượng mưa cao nhất là 1780 mm tập trung vào tháng 6,7,8 lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm tập trung chủ yếu là tháng 2 và tháng 1.

-Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9% cao nhất là 85% tháng 12 có độ ẩm thấp nhất 77%

Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thủy văn lại không đều nên thường gây ngập úng, lũ lụt.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tài nguyên đất: Tổng diện tích thị xã là 25.886,90 ha, theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, thị xã Phổ Yên có 10 loại đất chính sau: đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa ngòi suối, đất bạc màu, đất đỏ vàng trên đất sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu vàng trên phù sa, đát Feralit biến đổi do đất trồng, đất dốc tụ.

-Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt phụ thuộc vào lượng mưa tự nhiên, hệ thống kênh tự chảy hồ Núi Cốc, hệ thống sông Công và sông Cầu chủ động trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và sinh hoạt. Tổng diện tích mặt nước sông suối của thị xã là 704,1ha. Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, chủ yếu ở độ sâu 150-300m, đây là nguồn nước có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

- Khoáng sản: Phổ Yên thi xã nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Bảng 4.1: Năng suất, sản lượng một số cây trồng và con gia súc nông nghiệp

TT Chỉ Tiêu ĐVT Số lượng So sánh (%) Cùng kỳ KH thị KH tỉnh I Sản lượng lương thực Tấn 60.316,16 99,4 111,08 112,2 - Sản lượng thóc Tấn 53.875 104 113,8 115,1 + Sản lượng thóc vụ xuân Tấn 24.775 - - - + Sản lượng thóc vụ mùa Tấn 29.100 - - - - Sản lượng ngô Tấn 6.441,16 72,6 92,7 92,7 + Ngô đông 2016-2017 Tấn 4.983 - - - + Ngô xuân Tấn 932,7 - - - + Ngô mùa Tấn 525,46 - - -

II. Diện tích cây trồng

- Tổng diện tích lúa cả

năm Ha 9.832,38 95,57 104,43 105,05

Lúa xuân 2017 Ha 4.478,28 100,3 110,3 109,94

Trong đó lúa lai Ha 841,4 82,6 83 101,83

Lúa mùa 2017 Ha 5.350,59 99,7 104,2 105,95

Trong đó lúa lai Ha 1.450,31 101,3 110,04 -

- Ngô Ha 1.475 69,3 94,87 -

- Đậu tương Ha 104,47 89,08 87,8 -

- Lạc Ha 709,88 91,3 94,5 -

- Rau các loại Ha 2.121,28 103,4 100,83 -

III. Chăn nuôi

- Đàn trâu Con 9.168 100,01 100,93 101,86

- Đàn bò Con 9.705 100,45 102,5 104,35

- Đàn lợn Con 161.635 89,96 89,1 101,02

- Đàn gia cầm Con 1.774.000 128,9 127,3 132,4

Tổ chức nghiệm thu hỗ trợ lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vụ xuân theo chính sách của tỉnh là: 556.275.000đồng; của thị xã hỗ trợ cho lúa lai là 356.257.000 trđ.

Đã nghiệm thu diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vụ mùa được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh với tổng số tiền là: 486.240.000 đồng; từ ngân sách thị xã là: 588.760.000 đồng.

Đã nghiệm thu diện tích ngô lai vụ đông được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách thị xã với tổng số tiền là: 1.061.647.500 đồng.

4.1.2.2. Tình hình xã hội - Văn hóa - Văn hóa

Phổ Yên là thị xã có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Chùa Hương Ấp, đền Lục Giáp, đình Thanh Quang,... Phổ Yên còn là một thị xã có các làng nghề truyền thống như: Đan lát ở Tiên Phong, trồng dâu nuôi tằm ở Tân Phú, nghề mộc ở Trung Thành,... Với vị trí địa lý như vậy Phổ Yên có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ.

- Giáo dục

Ngày giáo dục Phổ Yên có hệ thống mạng lưới và quy mô trường lớp ổn định. Có hệ thống mạng lưới trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị xã. Tổng số có 71 trường thuộc UBND thị xã. Trong đó có 72 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 2046 với 43.304 học sinh. Trong đó ở cấp mầm non là 20.287 cháu; Số hocj sinh tiểu học là 14.117 em; Số học sinh trung học cơ sở là 8.900 em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 25)