Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Bảng 4.1: Năng suất, sản lượng một số cây trồng và con gia súc nông nghiệp

TT Chỉ Tiêu ĐVT Số lượng So sánh (%) Cùng kỳ KH thị KH tỉnh I Sản lượng lương thực Tấn 60.316,16 99,4 111,08 112,2 - Sản lượng thóc Tấn 53.875 104 113,8 115,1 + Sản lượng thóc vụ xuân Tấn 24.775 - - - + Sản lượng thóc vụ mùa Tấn 29.100 - - - - Sản lượng ngô Tấn 6.441,16 72,6 92,7 92,7 + Ngô đông 2016-2017 Tấn 4.983 - - - + Ngô xuân Tấn 932,7 - - - + Ngô mùa Tấn 525,46 - - -

II. Diện tích cây trồng

- Tổng diện tích lúa cả

năm Ha 9.832,38 95,57 104,43 105,05

Lúa xuân 2017 Ha 4.478,28 100,3 110,3 109,94

Trong đó lúa lai Ha 841,4 82,6 83 101,83

Lúa mùa 2017 Ha 5.350,59 99,7 104,2 105,95

Trong đó lúa lai Ha 1.450,31 101,3 110,04 -

- Ngô Ha 1.475 69,3 94,87 -

- Đậu tương Ha 104,47 89,08 87,8 -

- Lạc Ha 709,88 91,3 94,5 -

- Rau các loại Ha 2.121,28 103,4 100,83 -

III. Chăn nuôi

- Đàn trâu Con 9.168 100,01 100,93 101,86

- Đàn bò Con 9.705 100,45 102,5 104,35

- Đàn lợn Con 161.635 89,96 89,1 101,02

- Đàn gia cầm Con 1.774.000 128,9 127,3 132,4

Tổ chức nghiệm thu hỗ trợ lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vụ xuân theo chính sách của tỉnh là: 556.275.000đồng; của thị xã hỗ trợ cho lúa lai là 356.257.000 trđ.

Đã nghiệm thu diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vụ mùa được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh với tổng số tiền là: 486.240.000 đồng; từ ngân sách thị xã là: 588.760.000 đồng.

Đã nghiệm thu diện tích ngô lai vụ đông được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách thị xã với tổng số tiền là: 1.061.647.500 đồng.

4.1.2.2. Tình hình xã hội - Văn hóa - Văn hóa

Phổ Yên là thị xã có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Chùa Hương Ấp, đền Lục Giáp, đình Thanh Quang,... Phổ Yên còn là một thị xã có các làng nghề truyền thống như: Đan lát ở Tiên Phong, trồng dâu nuôi tằm ở Tân Phú, nghề mộc ở Trung Thành,... Với vị trí địa lý như vậy Phổ Yên có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ.

- Giáo dục

Ngày giáo dục Phổ Yên có hệ thống mạng lưới và quy mô trường lớp ổn định. Có hệ thống mạng lưới trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị xã. Tổng số có 71 trường thuộc UBND thị xã. Trong đó có 72 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 2046 với 43.304 học sinh. Trong đó ở cấp mầm non là 20.287 cháu; Số hocj sinh tiểu học là 14.117 em; Số học sinh trung học cơ sở là 8.900 em.

- Y tế

Bệnh viện Đa khoa thị xã Phổ Yên là bệnh viện hạng 3 và trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Số lượng cán bộ viên chức và hợp đồng là 116 người. Trang thiết bị được tăng cường để cải thiện công tác khám chữa bệnh. Công tác khám chữa bệnh với quy mô là 118 giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh là 144,16%.Trang thiết bị được tăng cường cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

4.2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp

4.2.1. Thông tin chung của các HTX nông nghiệp điều tra

Trong các HTX nông nghiệp tại thị xã Phổ Yên hoạt động nhiều ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh rất đa dạng phong phú, tỉ lệ thể hiện qua các ngành lĩnh vực nông nghiệp khác nhau.

Bảng 4.2: Số lượng HTX phân theo ngành nghề vào lĩnh vực

Ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của

HTX Số lượng Tỷ lệ

Dịch vụ tổng hợp 8 53,33%

Sản xuất nông lâm nghiệp 4 26,67%

Dịch vụ và sản xuất rau xanh 1 6,67%

Chế biến lâm sản 1 6,67%

Sản xuất và chế biến chè 1 6,67%

Tổng số 15 100,00%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2017)

Qua thực tế điều tra cho thấy trong tổng số 15 HTX nông nghiệp điều tra có 8 HTX hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực dịch vụ tổng hợp chiếm tỉ lệ 53,33%; 4 HTX hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỉ lệ 26,67%; các HTX còn lại dịch vụ và sản xuất rau xanh, chế biến lâm sản, sản xuất và chế biến chè chiếm 20% ( 6,67%/HTX). Hiện nay

các HTX chủ yếu hoạt động theo lĩnh vực dịch vụ tổng hợp vừa sản xuất, vừa kinh doanh không chuyên về sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.3: Số lượng HTX phân theo đơn vị hành chính

Số lượng Tỷ lệ Bắc Sơn 2 13,33% Đắc Sơn 1 6,67% Đông Cao 1 6,67% Minh Đức 1 6,67% Phúc Thuận 3 20,00% Tân Hương 1 6,67% Tiên Phong 3 20,00% Trung Thành 2 13,33% Vạn Phái 1 6,67% Tổng số 15 100,00%

(Nguồn:Tổnghợpsốliệu điều tra 2017)

Qua bảng điều tra trên 15 HTX nông nghiệp thành lập không tập trung, phân bố các xã dao động từ 1 đến 3 HTX. Các xã có nhiều HTX nhất là xã Phúc Thuận, xã Tiên Phong (3HTX) chiếm tỉ lệ 20,00%/HTX; xã có 2 HTX được thành lập là xã Bắc Sơn, xã Trung Thành chiếm tỉ lệ 13,33%/HTX. Còn 4 xã mỗi xã chỉ thành lập 1 HTX: xã Đắc Sơn, xã Đông Cao, xã Minh Đức, xã Tân Hương, xã Vạn Phái chiếm tỉ lệ 6,67%/ HTX. Việc thành lập HTX còn tùy thuộc vào nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên, kinh tế.

4.2.2. Phân tích nguồn lực của các HTX nông nghiệp

4.2.2.1. Nguồn nhân lực

* Tuổi của giám đốc HTX

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho người dân trong thị xã bởi lẽ trong bất kỳ loại hình sản xuất kinh tế nào

thì yếu tố con người luôn là sự quan tâm hàng đầu. Con người là trung tâm, là nguồn vốn vô tận để tạo ra của cải vật chất trong xã hội, chính con người quyết định nên hình thức lao động. Yếu tố con người trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng được đánh giá trên nhiểu khía cạnh như: Độ tuổi, thời gian định cư tại địa phương...

Bảng 4.4: Tuổi và thời gian cư trú tại địa phương của giám đốc HTX nông nghiệp phân theo ngành nghề và lĩnh vực

Ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX

Tuổi của giám đốc HTX

Thời gian cư trú tại địa phương của giám đốc

Dịch vụ tổng hợp 56,5 45,5

Sản xuất nông lâm nghiệp 55,3 44,5

Dịch vụ và sản xuất rau xanh 60,0 60,0

Chế biến lâm sản 65,0 65,0 Sản xuất và chế biến chè 62,0 56,0 Mean 59,7 54,2 SD 7,4 16,2 SE 3,3 7,2 CV% 12,3 29,9

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2017)

Qua bảng 4.4 cho ta thấy tuổi và thời gian cứ trú tại địa phương có sự chênh lệch: Dịch vụ tổng hợp tuổi của giám đốc là 56,5 tuổi còn thời gian cư trú tại địa phương là 45,5 năm; sản xuất nông lâm nghiệp tuổi của giám đốc là 55,3 tuổi còn thời gian cư trú tại địa phương là 44,5 năm; dịch vụ và sản xuất rau xanh tuổi của giám đốc và thời gian cư trú tại địa phương là 60 năm; chế biến lâm sản tuổi của giám đốc và thời gian cư trú tại địa phương là 65 năm; sản xuất và chế biến chè tuổi của giám đốc là 62 tuổi còn thời gian cư trú tại địa phương là 56 năm.

Bình quân tuổi của giám đốc HTX là 59,7 tuổi còn bình quân thời gian cư trú tại địa phương của giám đốc là 54,2 năm, độ lệch chuẩn về tuổi của giám đốc HTX đạt 7,4 và độ lệch chuẩn về thời gian cứ trú là 16,3 , sai số chuẩn về tuổi giám đốc HTX là 3,3 và sai số chuẩn thời gian cư trú là 7,2 , hệ số biến động tuổi của giám đốc HTX là 12,4% và hệ số biến động về thời gian cư trú tại địa phương đạt 29,9%.

Độ tuổi của thành viên và người lao động trong HTX cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn nói chung và lao động trong các HTX nông nghiệp nói riêng thì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt, cần cù chịu khó vì hầu hết những công việc ở trong các HTX nông nghiệp đều là những công việc nặng nhọc. Giám đốc HTX là người trụ cột trong các HTX nông nghiệp, là người đứng lên tổ chức, điều hành và quyết định mọi việc trong HTX vì thế độ tuổi của giám đốc HTX cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình sản xuất kinh doanh cho HTX. Qua số liệu điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của các giám đốc HTX là 57 tuổi. Với kết cấu độ tuổi như vậy thì người trụ cột trong các HTX nông nghiệp sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc quản lý và điều hành HTX.

*Trình độ Học vấn của giám đốc HTX

Bảng 4.5: Trình độ học vấn của giám đốc HTX

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2017)

Trình độ cao nhất của giám đốc HTX Số lượng Tỷ lệ

Tốt nghiệp đại học 1 6,67%

Tốt nghiệp PTTH 3 20,00%

Tốt nghiệp THCS 11 73,33%

Hình 4.1 Biểu đồ trình độ học vấn của giám đốc HTX

Qua điều tra thực tế cho thấy trình độ chuyên môn giám đốc HTX nông nghiệp chủ yếu là trình độ THCS có đến 73,33% (11 người) giám đốc HTX có trình độ học vấn tốt nghiệp THCS. Có 20,00% (3 người) giám đốc HTX có trình độ học vấn tốt nghiệp PTTH và có 6,67% (1 người) giám đốc HTX có trình độ học vấn tốt nghiệp đại học.

Bảng 4.6 Nghề nghiệp chính của giám đốc trước khi kinh doanh Nghề nghiệp chính của giám đốc trước

khi bắt đầu kinh doanh Số lượng Tỷ lệ

Tiểu thương/ buôn bán 6 40,00%

Nông dân 5 33,33%

Viên chức/ Quân đội 4 26,67%

Tổng số 15 100,00%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2017)

Hình 4.2 Nghề nghiệp chính của giám đốc HTX trước khi kinh doanh

6.67% 20.00% 73.33% Tốt nghiệp đại học Tốt nghiệp PTTH Tốt nghiệp THCS 40.00% 33.33% 26.67%

Tiểu thương/ buôn bán Nông dân

Qua bảng 4.6 phản chiếu trên hình 4.2 trong quá trình điều tra cho thấy giám đốc HTX nông nghiệp tại thị xã Phổ Yên có sự chênh lệch như sau: nghề tiểu thương/buôn bán có 6 người chiếm tỉ lên 40,00%; nghề nông dân có 5 người chiếm tỉ lệ 33,33%; nghề Viên chức/Quân đội có 4 người chiếm tỉ lệ 26,67%.

4.2.3. Nguồn lực của HTX

Nguồn lực tài chính như là một đòn bẩy góp phần phát huy các nguồn lực khác. Nguồn lực tài chính được thể hiện ở chỗ khả năng huy động vốn của các HTX nông nghiệp, bao gồm tiền tiếp kiệm, vốn điều lệ, tiền vay,...

Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho HTX về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Tổng giá trị tài sản của các HTX dịch vụ nông nghiệp chủ yếu là các tài sản cố định do các thành viên trong HTX đóng góp và chủ yếu là vốn sản xuất nông nghiệp. Các HTX dịch vụ nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp quản lý 100% là đất cả cá thể (thành viên trong HTX).

Tổng số vốn góp (vốn điều lệ) của các HTX:Tổng số vốn hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp dựa theo số vốn góp từ các thành viên trong HTX. Hầu hết các HTX nông nghiệp trong địa bàn nghiên cứu đều không phải trả thuế cho Nhà nước. Tỷ lệ các HTX dịch vụ nông nghiệp vay vốn ngân hàng chính sách xã hội là rất thấp, hầu như là không có. Điều này cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của các HTX dịch vụ nông nghiệp còn rất hạn chế. Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của các HTX dịch vụ nông nghiệp trong thị xã Phổ Yên có thể là: Trình độ học vấn của các giám đốc HTX, số thành viên trong HTX, loại hình nghề nghiệp của HTX và diện tích đất của các HTX.

Thực tế điều tra cho thấy 100% số HTX được điều tra đều khẳng định vốn có vai trò rất quan trọng. Tuy thấy rõ được vai trò quan trọng của vốn đối

với việc sản xuất kinh doanh nhưng mẫu thuẫn giữa tâm lý sợ rủi ro, chưa có phương pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả, chưa giám mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Do đó hiện trạng trong thị xã các HTX dịch vụ nông nghiệp chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.

Thời gian hoạt động cũng như số vốn điều lệ bắt đầu xây dựng HTX góp một phần vào hiệu quả sản xuất của các HTX.

Bảng 4.7: Thời gian hoạt động, tổng số vốn mới thành lập cho đến hiện nay của từng ngành và lĩnh vực

Ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX Thời gian hoạt động của HTX (năm) Tổng vốn sản xuất kinh doanh khi mới hoạt động (triệu đ)

Tổng vốn hiện nay (triệu đ)

Dịch vụ tổng hợp 7,5 4.365,0 5.587,5

Sản xuất nông lâm

nghiệp 5,8 380,0 1.275,0 Chế biến lâm sản 11,0 114,2 500,0 Dịch vụ và sản xuất rau xanh 6,0 100,0 150,0 Sản xuất và chế biến chè 12,0 460,0 2.400,0 Mean 8,5 1.083,8 1.982,5 SD 5,7 2.210,1 2.953,5 SE 2,5 988,4 1.320,8 CV% 67,4 203,9 149,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2017)

Từ bảng trên cho thấy thời gian hoạt động qua các ngành và lĩnh vực kinh doanh của HTX như sau: dịch vụ tổng hợp hoạt động 7,5 năm; sản xuất nông lâm nghiệp 5,8 năm; chế biến lâm sản 11 năm, dịch vụ và sản xuất rau xanh 6

năm; sản xuất và chế biến chè 12 năm. Trung bình thời gian hoạt động đối với ngành lĩnh vực sản xuất của HTX đạt 8,5 năm; độ lệch về thời gian hoạt động của HTX là 5,7 năm; sai số chuẩn về thời gian hoạt động của HTX là 2,5 năm; hệ số biến động về thời gian hoạt động của HTX là 67,4%.

Đối với tổng số vốn bắt đầu sản xuất kinh doanh và tổng vốn có hiện nay so với các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX cho thấy: Dịch vụ tổng hợp tổng vốn thành lập là 4.365 triệu đồng đến nay tổng vốn lên tới 5.578,5 triệu đồng; sản xuất nông lâm nghiệp tổng vốn thành lập là 380 triệu đồng đến nay tổng vốn lên 1.275 triệu đồng; chế biến lâm sản tổng vốn thành lập 114,2 triệu đồng đến nay lên đến 500 triệu đồng; dịch vụ và sản xuất rau xanh tổng vốn thành lập 100 triệu đồng đến nay tổng vốn là 150 triệu đồng; sản xuất và chế biến chè tổng vốn thành lập là 460 triệu đồng đến nay tổng vốn là 2.400 triệu đồng. Trung bình vốn sản xuất kinh doanh khi mới hoạt động của các HTX là 1.083,8 triệu đồng còn trung bình vốn hiện nay của các HTX là 1.982,5 triệu đồng. Độ lệch chuẩn của tổng vốn sản xuất kinh doanh khi mới hoạt động của các HTX là 2.210,1 triệu đồng và độ lệch chuẩn tổng vốn hiện nay của các HTX là 2.953,5 triệu đồng. Sai số chuẩn của tổng vốn snar xuất kinh doanh khi mới hoạt động là 988,4 triệu đồng và sai số chuẩn tổng vốn hiện nay là 1.320,8 triệu đồng. Hệ số biến động của tổng vốn sản xuất kinh doanh khi mới hoạt động là 203,9% và hệ số biến động tổng số vốn hiện nay là 149,0%.

4.2.4. Tình hình thành viên và lao động trong HTX nông nghiệp

Trong các HTX nông nghiệp thành viên và lao động thường xuyên trong các HTX cần được chú trọng quan tâm. Nguồn nhân lực chính tham gia quá trình sản xuất kinh doanh trong các HTX, các khía cạnh cần được tìm hiểu về các thành viên và lao động đó là về giới tính, trình độ chuyên môn, độ tuổi,...

Bảng 4.8: Số thành viên phân theo ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 32)