Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 60)

HTX năm 2012

4.2.7.1.Thuận lợi

- Từ tỉnh đến huyện, xã, thị trấn đều thành lập Ban chỉ đạo các cấp, để chỉ đạo tuyên truyền Luật HTX, hướng dẫn cơ sở tổ chức lại hoạt động HTX theo Luật HTX năm 2012.

- Được cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã và đặc biệt là thành viên HTX đồng tình ủng hộ, quan tâm nhiều đến phong trào chuyển đổi ở địa phương, xem việc củng cố, chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012 là một tiêu chí không thể thiếu trong việc xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX hoạt động.

- Các HTX nông nghiệp có nhiều nỗ lực vươn lên, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phát huy được quyền bình đẳng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, tích cực tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết tốt việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

- Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên cũng đã tích cực, chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, luôn đồng hành với những khó khăn của HTX nông nghiệp, cùng với HTX tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hoặc kiến nghị của các ngành chức năng gải quyết. Các sở, ngành tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho HTX hoạt động.

4.2.7.2.Khó khăn

- Đó là nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX năm 2012 của một bộ cán bộ quản lý HTX và thành viên chưa đầy đủ, mặt khác có một số HTX

nông nghiệp khi thành lập chưa hội đủ các điều kiện để hoạt động (thiếu nhân sự, không huy động đủ vốn cổ phần theo điều lệ, thiếu cơ sở vật chất để hoạt động,...). Hầu hết các HTX nông nghiệp chưa nhận thấy được điều quan trọng giữa Luật mới và Luật cũ có gì khác nhau, có hiệu quả như thế nào so với trước đây.

- Nhiều HTX nông nghiệp tư tưởng còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thành viên tham gia vào HTX để được hưởng các chính sách ưu đãi, vì thế khi tham gia không phát huy hết nghĩa vụ và trách nhiệm đối với HTX, phó mặc cho Ban quản lý, quyền lợi của HTX đem lại cho thành viên chưa nhiều, nên thành viên chưa gắn bó bới HTX.

- Hiện nay nhiều HTX nông nghiệp không còn vốn, quỹ hoạt động nên việc tổ chức đại hội thành viên để thông qua phương án sản xuất kinh doanh. Điều lệ sửa đổi, bầu Hội đồng quản trị,... của nhiều HTX nông nghiệp khó thực hiện.

- Các cán bộ HTX có trình độ thường được đề bạt sang làm công tác chính quyền hoặc đoàn thể chính trị khác nên nhiều địa phương không tìm được người đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo HTX. Do đó việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, sửa đổi điều lệ HTX và công tác chuẩn bị Đại hội thành viên gặp nhiều khó khăn.

- Trong quá trình chuyển đổi đa số các HTX nông nghiệp còn mang nặng tính hình thức, vốn góp của thành viên được phân bổ từ vốn quỹ của HTX cũ chuyển sang, thành viên HTX thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với HTX thấp, cụ thể là việc góp vốn điều lệ vào HTX rất thấp do vậy vốn lưu động để tổ chức hoạt động dịch vụ nhỏ.

- Những HTX chuyên ngành hoạt động theo Luậ HTX năm 2012 về thực chất vẫn chỉ là hộ gia đình là chính, HTX có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh còn đơn điệu, manh mún, chưa năng động, chưa có sự cọ sát theo cơ chế thị trường và không có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất chung của đại đa số các hộ gia đình thành viên.

- Do kinh phí đào tạo, tập huấn tuyên truyền hạn chế nên công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyển đổi HTX còn nhiều hạn chế, đa số các thành viên Ban quản trị HTX chưa hiểu rõ Luật HTX năm 2012 và cách thức chuyển đổi tổ chức lại HTX.

- Một số chế độ, chính sách phát triển kinh tế HTX chậm được ban hành, dẫn đến các HTX gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện và hướng dẫn HTX hoạt động theo Luật mới.

- Do các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương chậm ban hành, các chương, điều quy định trong Luật HTX năm 2012 khó vận dụng trong thực tế và có nhiều cách hiểu không giống nhau.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 60)