0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải pháp về phía cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 67 -67 )

- Thống nhất và nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của HTX

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong phát triển HTX

+ Các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết và các quy định của pháp luật, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình.

Tuy nhiên cần lưu ý không được can thiệp vào công việc nội bộ của hợp tác xã, vi phạm quyền tự chủ của hợp tác xã.

+ Có biện pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, tạo điều kiện để giúp các tổ chức kinh tế tập thể chủ động vươn lên, nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và hiệu quả hoạt động, phát huy lợi thế vốn có của tổ chức kinh tế tập thể để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

+ Chăm lo củng cố và phát triển các tổ chức đảng, đoàn thể trong tổ chức kinh tế tập thể theo quy định, trên cơ sở tôn trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế tập thể.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về HTX

Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về HTX như tinh thần Nghị quyết và quy định của Luật HTX năm 2012, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, tập trung và thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Xác định rõ và phân công nhiệm vụ cụ thể giữa cơ quan quản lý nhà nước về HTX và các cơ quan khác. Giao đúng chức năng nhiệm vụ cho mỗi cơ quan, tránh việc có nhiệm vụ thì nhiều cơ quan làm, có việc thì đùn đẩy nhau,…. Cần quy định rõ việc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp của địa phương.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật HTX năm 2012, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX

+ Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác xã. + Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, xây dựng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

+ Thực hiện các đề án, chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát việc thực hiện Luật Hợp tác xã.

+ Tăng cường quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

+ Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức liên minh HTX, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội trong phát triển HTX.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua phân tích thực trạng phát triển của các Hợp tác xã nông nghiệp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thông qua 15 HTX nông nghiệp điều tra cho thấy, phần lớn các HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực Dịch vụ tổng hợp là chủ yếu chiếm 53,33% trên 5 ngành lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội của các Hợp tác xã nông nghiệp trong địa bàn thị xã khá dồi dào và phong phú thì nguồn nhân lực quản lý qua đào tạo chuyên môn và nguồn lực tài chính còn vẫn rất hạn chế đặc biệt là về trình độ học vấn của đội ngũ quản lý HTX và nguồn vốn đầu tư cho sản xuất thấp dẫn tới năng suất sản xuất và chiến lược tiêu thụ chưa được hiệu quả cao. Phần lớn giám đốc HTX nông nghiệp có trình độ học vấn ở cấp THCS ( chiếm 73,33%). Về vốn đầu tư ban đầu còn thấp chưa có chính sách vay ưu đãi cho HTX nên dẫn đến quy mô hạn hẹp năng suất thấp.

Đối với thành viên và lao động HTX nông nghiệp. Số thành viên là lao động kĩ sư có chuyên môn chỉ đạt 29%, chủ yếu là lao động có tay nghề được hướng dẫn khi tham gia làm việc tại HTX.

Các Hợp tác xã nông nghiệp điều tra một số chưa tiến hành tổ chức lại và chuyển xong theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Một số Hợp tác xã hoạt động chưa thực sự đạt hiệu quả, Ban quản lý Hợp tác xã và các thành viên vẫn còn mơ hồ về sự khác nhau giữa việc chuyển đổi mô hình Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX qua điều tra của 15 HTX nông nghiệp thông qua các ngành sản xuất lợi nhận không cao trung bình chỉ đạt 1.476,3 triệu đồng nhưng giá trị sản xuất trung bình lại rất cao 12.147,9 triệu đồng. Chi phí trong sản xuất cao nên các HTX cần đưa ra phương thức

sản xuất mới hơn và chiến lược đưa sản phẩm ra ngoài thị trường cần được thay đổi. Một số HTX nông nghiệp thị trường tiêu thụ vẫn còn trong phạm vi thị xã Phổ Yên, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương.

Các giải pháp phát triển Hợp tác xã nông nghiệp bao gồm: Nhóm giải pháp về phía Hợp tác xã và nhóm giải giáp về phía cơ quan quản lý Nhà nước. Trong nhóm giải pháp về phía Hợp tác xã thì giải pháp về nâng cao kỹ năng quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ và trình độ chuyên môn của thành viên trong Hợp tác xã cần được ưu tiên hàng đầu.

5.2. Kiến nghị

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho HTX nông nghiệp tại thị xã Phổ Yên.

- Tuyên truyền, tập huấn về Luật HTX năm 2012 cho các HTX nông nghiệp.

- Xây dựng những chính sách hỗ trợ đặc biệt là vốn đầu tư sản xuất, ưu đãi cho HTX, kết hợp với các chương trình dự án trên địa bàn thúc đẩy sự phát triển của HTX.

- Liên minh HTX tỉnh có các chương trình, lớp học đào tạo chuyên môn như quản lý HTX, kế toán, kiểm soát cho cán bộ HTX.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Bộ tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Hợp tác xã và Tổ hợp tác trong nông nghiệp.

2. Bộ nông nghiệp và PTNT (2017), Thông tư số 09Hướng dẫn phân loại và đánh giá Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

3. Bộ tài chính (2013), Quyết định số 1835 năm 2013 đính chính thông tư 173/2012/QĐ-BTC sử đổi thông tư 66/2006/QĐ-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành. 4. Chính phủ (2013), Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Hợp tác xã. 5. Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên(2017), Báo cáo tình hình kinh tế tập thể 6 tháng

đầu năm 2017, phương hướng nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 2017. 6. Quốc Hội (1996), Luật Hợp tác xã năm 1996

7. Quốc Hội (2003), Luật Hợp tác xã năm 2003. 8. Quốc Hội (2012), Luật Hợp tác xã năm 2012.

9. Quốc Hội (2015), Luật ngân sách Nhà nước năm 2015.

10. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên(2016), Báo cáo kết quả thực hiện tổ chức lại hoạt động HTX và chuyển đổi Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

11. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định số 2261Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2010.

12. Phòng kinh tế thị xã Phổ Yên(2017), Báo cáo tình hình chuyển đổi Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

13.. Phòng kinh tế thị xã Phổ Yên (2018), Báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác năm 2017; Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2018.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA HỢP TÁC XÃ

I. Thông tin chung HTX

1.1. Tên HTX:....…………...………

1.2. Địa chỉ:………

1.3. Điện thoại... 1.4. E-mail:………..

1.5. Họ tên người trả lời phỏng vấn:………...

1.6. Chức vụ người trả lời phỏng vấn:………...

1.7. Ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX 1. Sản xuất nông lâm nghiệp 2. Chế biến nông sản 3. Dịch vụ nông lâm nghiệp 4. Tổng hợp 5. Khác (xin chỉ rõ):………

1.8. Tuổi của Giám đốc HTX:...………...………...

1.9. Giám đốc HTX đã cư trú tại địa phương bao lâu?... năm

1.10. Trình độ cao nhất của Giám đốc HTX: 1. Chưa qua đào tạo

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 3. Tốt nghiệp tiểu học 4. Chưa tốt nghiệp THCS 5. Tốt nghiệp THCS

6. Chưa tốt nghiệp phổ thông 7. Tốt nghiệp phổ thông

8. Tốt nghiệp trường dạy nghề 9. Tốt nghiệp cao đẳng

10. Tốt nghiệp đại học 11. Trình độ thạc sĩ/tiến sĩ

1.11. Nghề nghiệp chính của Giám đốc HTX trước khi bắt đầu kinh doanh? 1. Nông dân

2. Tiểu thương/buôn bán 3. Viên chức/Quân đội

4. Làm công ăn lương cho tư nhân hoặc nhà nước

5. Khác (ghi rõ):………. 1.12. Giám đốc HTX có trực tiếp điều hành HTX không?

1. Có 2. Không

II. Tổng quan về HTX

2.1. HTX bắt đầu hoạt động năm nào?... 2.2. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh của HTX?

2.2.1. Khi bắt đầu hoạt động:………... tỷ đồng 2.2.2. Hiện nay:………... tỷ đồn 2.3. Tổng số thành viên của HTX?

2.4.1. Khi bắt đầu hoạt động:………... thành viên 2.4.2. Hiện nay:………...thành viên Số thành viên HTX tăng lên hay giảm đi? (tăng lên/giảm đi)... Tại sao lại có sự thay đổi này?...

2.4. Xin Ông/Bà cho biết bao nhiêu % thành viên hiện nay của HTX là:

1. Lao động không có tay nghề:……… %

2. Lao động có tay nghề:………%

3. Lao động kỹ sư, có chuyên môn:………%

4. Lao động quản lý hành chính:………%

5. Khác (nêu cụ thể):……….%

(Tổng cộng = 100%) 2.5. Hợp tác xã có thực hiện sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị không?...Tại sao?...

Nếu có thì là chuỗi gì?...

………...

Khó khăn trở ngại lớn nhất khi thực hiện sản xuất kinh doanh theo chuỗi là gì:………

………

III. Kết quả sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh của HTX 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của HTX năm ngoái? 1. Thua lỗ lớn 2. Thua lỗ ít 3. Hòa vốn 4. Lãi chút ít 5. Lãi nhiều Tại sao?... 3.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tới của HTX?

1. Tăng quy mô sản xuất kinh doanh 2. Giữ nguyên quy mô

3. Giảm quy mô

4. Chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh

5. Đóng cửa tạm ngừng hoạt động Tại ……… sao?...

3.3. Đâu là lý do chính khiến Giám đốc HTX lựa chọn địa bàn đầu tư tại địa phương? (chỉ chọn một phương án duy nhất)

1. Sinh ra ở địa phương 2. Vị trí giao thông thuận lợi 3. Có nhiều ưu đãi đầu tư 4. Gần nguồn nguyên liệu 5. Gần thị trường tiêu thụ 6. Lãnh đạo tỉnh, huyện cởi mở

7. Lý do khác (ghi rõ):……… 3.4. Đâu là khó khăn chính của HTX gặp phải khi hoạt động tại địa phương? 1. Cơ sở hạ tầng kém phát triển

2. Quy mô thị trường chưa đủ lớn 3. Thiếu chính sách hỗ trợ

4. Khó tiếp cận tín dụng ngân hàng

5. Khó tuyển dụng được lao động theo nhu cầu 6. Khó khăn trong việc tìm nguyên liệu đầu vào

7. Khó khăn khác (nêu rõ):………. 3.5. Cơ cấu thị trường đầu ra của HTX

3.5.1. Bao nhiêu % sản phẩm được bán tại thị xã: ………% 3.5.2. Bao nhiêu % sản phẩm được bán ngoài thị xã nhưng trong tỉnh:……%

3.5.3. Bao nhiêu % sản phẩm được bán được bán trong nước ngoài tỉnh:…%

3.5.4. Bao nhiêu % sản phẩm được xuất khẩu:………%

(Tổng cộng = 100%) 3.6. Tỷ lệ khách hàng thường xuyên của HTX là bao nhiêu:………

3.7. HTX của Ông/Bà đã cung cấp bao nhiêu loại sản phẩm?...

3.8. Ông/Bà hãy cho biết tên của ba loại sản phẩm chính của HTX? 3.8.1. Sản phẩm chính thứ nhất:………

3.8.2. Sản phẩm chính thứ hai:……….

3.8.3. Sản phẩm chính thứ ba:………..

3.9. Thu nhập bình quân thành viên HTX là bao nhiêu? (1000 đồng/người/tháng) 3.9.1. Khi mới bắt đầu hoạt động:………

3.9.2. Hiện nay:……….

Tại sao lại có sự thay đổi này?...

……… 3.10. Một số thông tin về kinh tế của HTX của Ông/Bà, gồm:

3.10.1. Giá trị sản xuất (GO) 3.10.2. Chi phí trung gian (IC) 3.10.3. Lợi nhuận

3.10.4. Hiệu quả sử dụng lao động 3.10.5. Hiệu quả sử dụng đồng vốn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 67 -67 )

×