Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ du lịch bestprice (Trang 85 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính Công ty là một khâu rất quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lƣu động. Trong thời gian vừa qua, Công ty chƣa thực sự quan tâm nhiều tới công tác phân tích tài chính của mình; Phòng Tài chính Kế toán chủ yếu thực hiện các công tác kế toán tài chính thông thƣờng, việc phân tích tài chính hiện tại mới theo các hƣớng dẫn của Nhà nƣớc và chỉ mang tính chất hình thức chƣa chủ động phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc phân tích tài chính chƣa tốt đã phần nào ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Trong thời gian tới, Công ty phải quan tâm hơn nữa và không ngừng hoàn thiện công tác phân tích tài chính. Để thực hiện đƣợc tốt, Công ty cần đảm bảo:

- Phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu, chế độ chính sách tài chính kế toán của Nhà nƣớc.

- Phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin chính xác kịp thời, trung thực cho Ban lãnh đạo Công ty.

Theo đó, Công ty có thể thực hiện theo các hƣớng sau:

Về phƣơng pháp phân tích: Trên cơ sở bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hàng tháng, hàng quý, Công ty chuyển bảng cân đối kế toán về dạng một phía từ tài sản đến nguồn vốn sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ của từng chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán để

xác định tình hình tăng giảm của vốn theo nguyên tắc: Sử dụng vốn: là tăng tài sản và giảm nguồn vốn; Nguồn vốn: Giảm tài sản và tăng nguồn vốn; Sử dụng vốn và nguồn vốn phải cân đối với nhau.

Nội dung phân tích này phải trả lời các câu hỏi: trong kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn kinh doanh thế nào; chỉ tiêu nào ảnh hƣởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty, có hợp lý hay không; từ đó có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

Ta lập bảng phân tích theo mẫu 3.7.

Mẫu 3.7: Bảng phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh Năm: Y TT Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ Nguồn vốn Sử dụng vốn Lƣợng T trọng Lƣợng T trọng 1. Vốn bằng tiền 2. Các khoản phải thu 3. Hàng hoá tồn kho 4. Tài sản cố định 5. Nợ ngắn hạn 6. Nợ dài hạn 7. Vốn chủ sở hữu 8. Tổng cộng:

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán:

Công ty xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu chiếm trên tổng số. Thông qua tỷ trọng của từng chỉ tiêu, Công ty đánh giá cơ cấu vốn kinh doanh cũng nhƣ nguồn vốn kinh doanh.

Theo đó, khi phân tích chú ý tiến hành so sánh cả về tổng số cũng nhƣ từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ so với đầu năm, từ đó tìm hiểu nguyên nhân ảnh hƣởng để có kết luận về sự biến động của từng chỉ tiêu có hợp lý hay không (xem mẫu số 3.8).

Mẫu số 3.8. Bảng phân tích các chỉ tiêu cơ bản của bảng cân đối kế toán Năm: Y

STT Chỉ tiêu

Số đầu năm Số cuối năm So sánh

Lƣợng T trọng Lƣợng T trọng Lƣợng T trọng 1. Tài sản - - 2. Nguồn vốn: - -

Từ kết quả phân tích của hai biểu mẫu trên kết hợp với việc phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giữa số thực hiện và số kế hoạch để có đƣợc những kết luận về xu hƣớng biến động giữa các chỉ tiêu, tìm các nguyên nhân và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả.

Để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả cao, Công ty cần bố trí cán bộ kế toán có chuyên môn vững vàng, có kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh để chuyên trách tổng hợp các số liệu phát sinh hàng ngày trên sổ sách kế toán, cùng với những phát sinh từ hoạt động kinh doanh để báo cáo một cách toàn diện nhất về tình hình kinh doanh, diễn biến các loại chi phí để giúp Ban giám đốc Công ty có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Cán bộ làm công tác phân tích tài chính phải có kiến thức sâu về kế toán quản trị để có thể định hƣớng cho công tác kế toán tài chính vừa cung cấp thông tin, số liệu theo các chuẩn mực của kế toán tài chính, vừa cung cấp số liệu da dạng cho công tác quản trị của Ban giám đốc Công ty.

Bên cạnh đó, Công ty phải thực hiện thƣờng xuyên việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn lƣu động của Công ty. Việc này cần giao cho Phòng Tài chính Kế toán thực hiện báo cáo Giám đốc. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, Công ty

mới thấy đƣợc mặt mạnh, mặt yếu của việc sử dụng vốn lƣu động, xác định các nguyên nhân gây ra các ảnh hƣởng xấu, ảnh hƣởng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, những nguyên nhân chủ quan, khách quan trong từng khâu, từng bộ phận thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động; từ các đánh giá cụ thể nhƣ vậy, đƣa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ du lịch bestprice (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)