Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu luận văn

1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là môi trường bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp. Những lực lượng này là những lực lượng doanh nghiệp không thể khống chế được mà doanh nghiệp phải theo dõi và thích ứng với chúng. Cần lưu ý là không nhất thiết phải phân tích hết các nhân

Xác định vấn đề để đo lường Xây dựng các tiêu chuẩn Đo lường các kết quả Kết quả có phù hợp với tiêu chuẩn? Hành động điều chỉnh Dừng lại

tố môi trường thay đổi nhưng bắt buộc phải nhận dạng được các nhân tố, lực lượng có tác động với cường độ lớn, liên tục và đặc biệt với ảnh hưởng trong trung và dài hạn đến vị thế chiến lược, đến cách thức xác định thị trường chiến lược và các mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, có thể tạo ra những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới công tác quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp. Về cơ bản, các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố sau đây: - Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế: Những thay đổi chủ yếu về thu nhập, giá cả, tiết kiệm của người tiêu dùng và chính sách tín dụng của ngân hàng tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có quản trị thị trường chiến lược. Các chỉ số kinh tế quan trọng này đều là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sức mua của người tiêu dùng vì thế phải theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập, và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng để có những dự đoán về thị trường chiến lược và có các điều chỉnh cho phù hợp.

- Các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật: bao gồm hệ thống pháp luật, chính sách, bộ máy thực thi pháp luật. Những thay đổi về luật pháp và các qui định về kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo cơ hội kiếm việc làm, an toàn sản phẩm, quảng cáo, kiểm soát giá cả,...có thể tác động đến công tác quản trị và thị trường chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nắm vững các đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh như các đạo luật bảo vệ cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và xã hội là điều cần thiết với mọi doanh nghiệp.

- Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa: Những giá trị văn hóa chủ yếu của một xã hội được thể hiện trong quan điểm của khách hàng đối với bản thân mình, người khác, tổ chức, đối với xã hội, tự nhiên và vũ trụ… Thái độ của công chúng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của nó. Những thay đổi về lối sống và quan niệm giá trị của khách hàng có thể tác động mạnh mẽ đến việc tiêu dùng hoặc định hướng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, có thể làm xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới hoặc những mối đe dọa mới. Thông qua đó có thể tác động và tạo ra những thay đổi trong công tác quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp.

- Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và dân cư: Xu hướng thay đổi về chi phí và mức độ sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. cũng như mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến tình trạng ô nhiễm và các biện pháp đã áp dụng để bảo vệ môi trường đều có tác động đến công tác quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp, để doanh nghiệp phải điều chỉnh, xác định lại mục tiêu, thậm chí định vị lại thị trường. Bên cạnh đó, quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành

phố, khu vực và quốc gia, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mô hình hộ gia đình cũng như các đặc tính tiêu dùng của các thị trường mục tiêu và cộng đồng tại đại bàn hoạt động khác nhau đều có tác động tới việc xác định, điều chỉnh các mục tiêu của thị trường chiến lược cũng như lựa chọn các giải pháp phù hợp để đạt mục tiêu và quản trị thị trường chiến lược.

- Các yếu tố thuộc môi trường công nghệ: Tốc độ tăng trưởng của mọi hoạt động kinh doanh đều chịu ảnh hưởng của chất lượng và số lượng công nghệ mới. Mỗi công nghệ đều là một lực lượng có thể tạo ra thuận lợi cũng như gây khó khăn cho hoạt động của sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần theo dõi các xu hướng phát triển của công nghệ, thích ứng và làm chủ công nghệ mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách và nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh trong đó có quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp, hợp tác chặt chẽ với những người làm công tác nghiên cứu phát triển để khuyến khích họ nghiên cứu theo hướng thị trường nhiều hơn và phải cảnh giác với các hậu quả không mong muốn do đổi mới gây ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của tổng công ty viễn thông viettel (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)