6. Kết cấu luận văn
3.1.2. Định hướng chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Viettel
thời gian tới
Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, đạt doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025, Viettel Telecom đặt ra mục tiêu duy trì vị trí số một về thị phần di động và cố định băng rộng tại Việt Nam, đến
2025 kết nối Internet băng rộng và siêu băng rộng phủ đến 100% hộ gia đình; chuyển dịch Viettel Telecom thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ và trải nghiệm khách hàng số 1 Việt Nam; tiên phong về công nghệ 5G, IoT và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới; tập trung sáng tạo sản phẩm dịch vụ; số hóa hoạt động bán hàng, lấy khách hàng làm trung tâm; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý có chứng chỉ quốc tế về kinh doanh, quản lý, kỹ thuật và công nghệ thông tin…Trong thời gian tới, các định hướng chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Viettel Telecom tập trung vào các vấn đề như sau:
- Duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường viễn thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào mọi ngõ ngách của đời sống, phát triển mở rộng ngành nghiên cứu sản xuất sản phẩm, thiết bị viễn thông và CNTT.
- Tạo ra thị trường đủ lớn là yếu tố quyết định thành công: Sản xuất thiết bị CNTT và viễn thông trước mắt phục vụ cho thị trường và khách hàng của Viettel Telecom (đến 2025 dự kiến Viettel Telecom có thị trường 800 triệu khách hàng), góp phần phổ cập hóa các dịch vụ viễn thông. Với phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT, Viettel tập trung vào việc phát triển các dự án tổng thể, dài hạn và mang tính nền tảng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cũng như mọi người dân.
- Tập trung vào các dự án, chiến lược phổ cập hóa dịch vụ viễn thông nhắm đến khách hàng bình dân, do vậy chính sách giá và đối tượng khách hàng mà Viettel Telecom nhắm đến là các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Từ quan điểm trên, Viettel Telecom sẽ tiếp tục đẩy mạnh tập trung đầu tư cho các dự án sau: Dịch vụ giá trị gia tăng/ Sản xuất thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại) giá rẻ/ Các dự án CNTT có kết nối trực tuyến và triển khai trên diện rộng.
- Tạo cho khách hàng một giá trị tổng thể hướng tới dịch vụ trọn gói. Để đảm bảo cho một ứng dụng cho khách hàng chạy được, cần rất nhiều yếu tố đảm bảo: trang bị phần cứng, giải pháp phần mềm, thiết bị đầu cuối, đường truyền kết nối, nội dung số, nhân lực khai thác và duy trì hệ thống... Nếu khách hàng sử dụng một vài dịch vụ đơn lẻ của Viettel Telecom, thì giá trị mà Viettel Telecom đem lại cho khách hàng sẽ hạn chế. Ngược lại, nếu khách hàng lựa chọn Viettel Telecom như nhà cung cấp dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ được hưởng lợi ích lớn hơn rất nhiều. Hay nói cách khác, trong thời gian tới Viettel Telecom sẽ tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ viễn thông hoàn chỉnh nhất cho khách hàng sử
dụng để tạo ra trải nghiệm mới và ưu việt hơn với khách hàng.
- Ưu tiên tập trung vào các khâu đem lại giá trị gia tăng cao. Để sản xuất ra một thiết bị viễn thông, chẳng hạn như 5G, Viettel Telecom cần phải đầu tư vào rất nhiều khâu: thiết kế, sản xuất thử nghiệm, sản xuất đại trà, thương mại hóa sản phẩm. Trong chuỗi các công đoạn đó thì việc sản xuất đại trà tốn nhiều nhân công và đầu tư nhất, nhưng giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm là thấp nhất. Chính vì vậy, Viettel Telecom sẽ tập trung chủ yếu vào các khâu thiết kế, sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm. Cách đi này hoàn toàn khác với các công ty viễn thông khác ở Việt Nam đã từng áp dụng.
- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Kết hợp một cách hài hòa giữa các dự án chuyển giao công nghệ và tự nghiên cứu phát triển trong đó lấy tự nghiên cứu phát triển làm trọng tâm. Làm chủ từng bước để tiến tới mục tiêu người Viettel làm chủ hoàn toàn từ các công đoạn nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm.
- Các sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT của Viettel Telecom phải được nghiên cứu và thiết kế theo hướng cá thể hóa, dựa vào các thế mạnh của người Việt Nam (thông minh, sáng tạo, tự cường...) để tạo ra các sản phẩm được may đo riêng cho các phân khúc thị trường khác nhau, phù hợp văn hóa người Việt.
- Lấy các dự án dân sự làm nền tảng phát triển các dự án phục vụ quốc phòng. Với mảng sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT: làm chủ thiết kế, bắt đầu với các sản phẩm giúp phổ cập dịch vụ và đóng vai trò nòng cốt trong chiến lược đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về viễn thông, các sản phẩm thông minh hóa mạng lưới như thiết bị giám sát nhà trạm, bộ nguồn trạm BTS.
- Xây dựng giải pháp tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các khâu tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, sắp xếp, đánh giá cho đến tiền lương, chế độ đãi ngộ, thu hút và xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi.