6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt
động của dịch vụ cho vay KHCN, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động cho vay KHCN, đặc biệt là việc khiếu nại, tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra.
Thứ hai, đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với
nghiệp vụ cho vay KHCN để các NHTM xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.
Thứ ba, NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò định hướng chiến lược và chỉđạo
sát sao quá trình điều hành một số chính sách nhằm ổn định và phát triển kinh tế để hỗ trợ cho công tác quản lý chất lượng dịch vụ cho vay KHCN cũng như triển khai sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN của các NHTM Việt Nam
Thứ tư, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân đầy đủ, chính xác và kịp
thời, để các NHTM có được những thông tin về khách hàng cá nhân nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ cấp tín dụng.
Thứ năm, NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục thống kê trong
việc xây dựng danh mục dịch vụ cho vay KHCN theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành.
Thứ sáu, NHNN cần chú trọng đến công tác thanh tra, giám sát hoạt động của
các TCTD nhằm đảm bảo các TCTD hoạt động được an toàn, lành mạnh. Hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng khuôn khổ, quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.