Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ du lịch bestprice (Trang 47 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Thái độ của người cho vay

Thông thƣờng ngƣời cho vay thích các doanh nghiệp có cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ với cấu trúc này nó hứa hẹn sự trả nợ đúng hạn, một sự an toàn của đồng vốn mà họ đã bỏ ra cho vay. Khi tỷ lệ vốn vay nợ quá cao sẽ làm giảm độ tín nghiệm của ngƣời cho vay, do đó chủ nợ sẽ không chấp nhận cho doanh nghiệp vay thêm.

Các nhân tố trên ảnh hƣởng rất lớn tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn về việc quản lý và sử dụng vốn.

Sự phát triển kinh tế và sự phát triển của thị trường vốn

Trong cơ chế thị trƣờng, việc huy động đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Ở Việt Nam, trƣớc đây các doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn từ ngân hàng hoặc từ các tổ chức tài chính thì hiện nay, khi thị trƣờng chứng khoán đang dần dần hình thành

và phát triển thì việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn. Nhƣ vậy, khi nền kinh tế phát triển và thị trƣờng chứng khoán hoàn thiện thì chất lƣợng công tác quản trị vốn lƣu động sẽ đƣợc nâng cao lên một bƣớc. Các doanh nghiệp muốn vay vốn trên thị trƣờng vốn thì đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác quản trị vốn nói chung và vốn lƣu động nói riêng. Và nhƣ thế, thị trƣờng vốn đã vô hình chung thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng công tác quản trị vốn lƣu động.

Sức cạnh tranh trên thương trường

Trên thƣơng trƣờng, doanh nghiệp muốn tồn tại phải có lợi nhuận. Muốn có lợi nhuận doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có vốn lƣu động. Để tồn tại và phát triển đƣợc thì doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác, muốn nhƣ vậy thì doanh nghiệp phải có biện pháp để không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác quản trị vốn lƣu động.

Chính sách kinh tế của nhà nước

Chất lƣợng công tác quản trị vốn lƣu động đƣợc thể hiện thông qua hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế của nhà nƣớc nhƣ: chính sách thuế, chính sách lãi suất, chính sách kế toán…sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác quản trị vốn lƣu động của doanh nghiệp.

Môi trường chính trị, pháp luật

Mức độ công bằng và dân chủ trong kinh tế nhƣ sự tự do gia nhập thị trƣờng, tự do cạnh tranh theo luật, quyền đƣợc tham gia và rút lui khỏi thị trƣờng và sự minh bạch của hệ thống pháp luật, các chính sách mở cửa, hội nhập về kinh tế quốc tế,… sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp đẩy hoạt động xuất-nhập khẩu và trao đổi dịch vụ hàng hoá của doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DU LỊCH BESTPRICE

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ du lịch bestprice (Trang 47 - 49)