6. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Những mặt. hạn chế:
Tuy đã đạt đƣợc những thành công nhất định, vƣợt trội so với các doanh nghiệp có cùng quy mô khác trong ngành, song trong quá trình quản trị vốn lƣu động tại Công ty vẫn còn bộc lộ những nhƣợc điểm cần phải khắc phục nhƣ sau:
Một là, công tác tính toán quản trị tiền vốn dự trữ chƣa khoa học, còn mang tính cảm tính và ƣớc lƣợng đã tạo nên tình trạng vốn lúc thiếu, lúc thừa. Hiện tƣợng này tuy chƣa gây hậu quả xấu đối với hoạt động kinh doanh nhƣng nó cũng có tác động làm cản trở hiệu quả kinh doanh chung của Công ty. Cụ thể, có nhƣng thời điểm lƣợng tiền tồn quỹ rất lớn, song cũng có thời điểm lƣợng tiền không đủ trang trải cho các nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên buộc Công ty phải đi vay ngắn hạn để
thanh toán.
Hai là, công tác đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá chƣa thực sự đƣợc chú trọng triển khai, Phòng Kinh doanh của Công ty chƣa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trƣờng. Công ty chƣa thực hiện theo dõi doanh số bán đến từng đơn hàng cụ thể để có những biện pháp thu hồi công nợ kịp thời, đồng thời cung cấp cho nhà quản lý những thông tin cần thiết, toàn diện về hiệu quả kinh doanh của từng đơn hàng.
Ba là, công tác quản trị công nợ tuy đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận nhƣng vẫn còn nhiều nhƣợc điểm. Cũng tƣơng tự nhƣ công tác quản trị doanh thu thì công tác quản trị công nợ cũng chƣa theo dõi đƣợc chi tiết đến từng món nợ. Ngay cả việc xác định số nợ phải thu trong kỳ của Công ty cũng chủ yếu đƣợc tính toán cân đối với số nợ dự kiến phải trả mà chƣa có phƣơng pháp khoa học để dự đoán số nợ phải thu dự kiến dựa trên tỷ lệ doanh thu dự kiến và số vòng quay tiền bán chịu cho khách hàng vì doanh số bán chịu của Công ty chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Việc phân loại các khoản nợ chƣa đƣợc Công ty triển khai để từ đó có những chính sách quản trị phù hợp đối với đặc thù từng loại mà Công ty mới chỉ theo dõi chi tiết, đồng nhất tính chất các khoản nợ. Rất may là trong những năm qua, đa số đối tác đại lý của Công ty là những bạn hàng truyền thống trong ngành và những doanh nghiệp nƣớc ngoài đã có quan hệ tốt trong nhiều năm nên chƣa có tình trạng nào đáng tiếc xảy ra.
Bốn là, công tác quản trị chi phí ở Công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá những chi phí đã phát sinh dựa trên số liệu của kế toán tài chính, việc tổng hợp chi phí kinh doanh mới chỉ đơn thuần là phƣơng pháp thống kê và so sánh, chƣa đề cập đến việc phân tích để dự toán một cách chi tiết, toàn diện về tình hình chi phí kinh doanh sẽ diễn ra trong tƣơng lai để giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có những quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả cao hơn cho Công ty.
Năm là, giải pháp huy động vốn cho kinh doanh còn hạn chế, Công ty mới chỉ tập trung huy động vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng với lãi suất cao, thời gian vay ngắn (thƣờng từ 3 đến 6 tháng) mà chƣa chú ý đến việc đa dạng hoá các
kênh huy động vốn. Điều này phần nào làm hạn chế năng lực kinh doanh của Công ty, đôi khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh những đơn hàng có tỷ suất lợi nhuận cao do thiếu vốn.
*Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân của những hạn chế trên đây là do đội ngũ cán bộ quản trị của Công ty còn mỏng, đa số cán bộ còn trẻ ít kinh nghiệm lại phải kiêm nhiệm nên việc phân tích và quản lý tài chính còn hạn chế. Chƣa có bộ phân chuyên môn chuyên trách trong việc theo dõi đánh giá công tác quản trị tài chính nói chung, công tác quản trị vốn lƣu động nói riêng.
Công ty chƣa đƣa ra đƣợc một quy trình thanh toán thống nhất nhƣ thủ tục thanh toán, các giấy tờ cần có theo tiêu chuẩn kế toán, các đối tƣợng đƣợc phép đứng ra thanh toán. Hiện nay, công tác kế toán tài chính mới chỉ dừng lại ở việc từng nhân viên đảm nhận một mảng nghiệp vụ, chƣa có bộ phận kiểm soát nên thƣờng xảy ra tình trạng chồng chéo, không phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên. Hoạt động mua bán hàng hoá có tình trạng tƣơng tự. Do đó đã tạo ra những khó khăn cho lãnh đạo Công ty có thể có những quyết định đúng đắn, kịp thời và chính xác.
Công tác kế toán chỉ dừng lại đơn thuần ở việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chuẩn mực kế toán hiện hành. Công tác thống kê có đƣợc làm nhƣng chƣa chính xác. Mặt quan trọng khác là công tác kế toán quản trị mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hàng quý phục vụ cho công tác bình xét thi đua mà hầu nhƣ không có mặt trong công tác hàng ngày do nhận thức về tầm quan trọng của bộ phận kế toán về kế toán quản trị chƣa thực sự đầy đủ, dẫn đến có nhiều vƣớng mắc trong việc điều hành hoạt động.
Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, môi trƣờng kinh doanh vĩ mô biến động do sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng không nhỏ đến ngành du lịch, số lƣợng khách du lịch quốc tế và nội địa giảm mạnh đã làm giảm doanh thu của các doanh nghiệp du lịch.
Thứ hai, ảnh hƣởng của các nhà cung cấp nhƣ các khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không đã ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh và công tác quản trị VLĐ của công ty.
Thứ ba, sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp du lịch hoạt động trong cùng ngành cũng tác động mạnh đến công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp khi phải đẩy mạnh hoạt động bán chịu cho đối tác đại lý.
Trên đây chỉ tổng hợp một số mặt hạn chế cơ bản, nguyên nhân chính trong công tác quản trị vốn lƣu động của Công ty làm cho hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Công ty còn hạn chế mà trong thời gian tới Công ty cần phải quan tâm giải quyết. Có nhƣ vậy mới làm cải thiện hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lƣu động nói riêng của Công ty, đặc biệt trong khi Công ty vận hành theo loại hình công ty cổ phần.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DU
LỊCH BESTPRICE