Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tai Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 84 - 88)

Thứ nhất, tổ chức tuyển dụng cán bộ nhân viên đào tạo và phân về chi nhánh, đảm bảo có đủ số nhân sự cho chi nhánh để đáp ứng nhu cầu công việc, có chế độ đãi ngộ thích đáng và cải cách lại cơ chế tiền lương để giữ và thu hút nhân tài.

Thứ hai, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nên nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chấm điểm tự động đối với khách hàng là cá nhân. Hoạt động tín dụng bán lẻ đang ngày một phát triển, nhu cầu là rất lớn với số lượng khách hàng đông, nhu cầu vay khác nhau, bên cạnh đó, các khách hàng vay cá nhân không thường xuyên, không duy trì quan hệ lâu dài nên mức độ uy tín không cao so với các khách hàng là doanh nghiệp. Hiện tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã đưa vào hoạt động phần mềm chấm điểm VSTAR để chủ động trong chấm điểm tuy nhiên bộ chỉ tiêu giữa các loại hình KHCN vay chưa phân định rõ ràng và chưa có sự đồng bộ giữa các phần mềm với nhau dẫn đến thời gian tác nghiệp nhiều. Để quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có hiệu quả, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nên nhanh chóng cải thiện hệ thống chấm điểm nhằm chuẩn hóa hệ thống phân loại khách hàng để giảm thiểu chi phí, thời gian thẩm định đảm bảo cho việc quản lý điều hành được dễ dàng.

Thứ ba, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định tín dụng cho phù hợp với tình hình mới. Thường xuyên thu thập ý kiến đóng góp của các Chi nhánh về mặt nghiệp vụ, ý kiến đóng góp của khách hàng về thủ tục, về các điều kiện vay vốn… để có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế..

Thứtư, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện và chuẩn hóa các chương trình khai thác số liệu, thống nhất chương trình dữ liệu làm căn cứ cho việc đánh giá, phân giao kế hoạch tới các đơn vị, cá nhân tại Chi nhánh.

Thứnăm, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội Bất động sản, ô tô,…. với các nhà thầu và Ngân hàng Thương mại để tạo nhiều cơ hội kinh doanh tiếp cận với KHCN tiềm năng mới.

Tóm lại, để hoạt động cho vay KHCN được phát triển hơn nữa thì nỗ lực của riêng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là chưa đủ. Sự phối hợp đồng bộ từ phía Chính phủ, từ NHNN Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền là rất quan trọng. Những thay đổi, cải cách trong hoạt động của các cơ quan này sẽ giúp Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN tại NH.

KT LUN

Cho vay khách hàng cá nhân hiện nay đã trở nên rất phổ biến trong hoạt động của các ngân hàng. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động này đã có sự phát triển khá mạnh, tuy nhiên do có những tác động kinh tế - xã hội khách quan và những tồn tại chủ quan trong hệ thống ngân hàng mà sự phát triển vẫn chưa tương ứng với tiềm năng của thị trường và tiềm lực của Ngân hàng. Với sự gia nhập của nhiều Ngân hàng mới, thị trường khách hàng cá nhân vẫn hứa hẹn là một thị trường rất hấp dẫn. Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một định hướng không thể thiếu cho các Ngân hàng muốn cạnh tranh và xây dựng vị thế trên mảng thị trường này.Với mục đích nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, đã có một cái nhìn toàn diện những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay, sự phát triển hoạt động khách hàng cá nhân, Từ đó thấy được vai trò quan trọng và sự cần thiết phải mở rộng cho vay khách hàng cá nhân.

Thứ hai, thông qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh đã cho thấy được những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế mà Chi nhánh cần khắc phục.

Thứ ba, trên cơ sở những mặt hạn chế và nguyên nhân, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục và kiến nghị nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh.

Với hiểu biết của mình tôi hy vọng những giải pháp và kiến nghị được nêu trong luận văn sẽ góp một phần nào vào sự phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, cũng như sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô, và các bạn đồng nghiệp tại Phòng Bán lẻ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc tìm hiều các vấn đề liên quan đến đề tài.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011), Luận văn thạc sỹ về đề tài: “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Đăng Dơn (2005), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

3. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân

4. Vương Hồng Hà (2011), Luận văn thạc sỹ về đề tài: “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang”, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

6. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

7. Lê Thị Ngọc Xuân (2011), Luận văn thạc sỹ vềđề tài: “Phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Bắc Hà My”, Đại Học Đà Nẵng.

8. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam(2012), Quyết định số 2185/QĐ-HĐQT- NHHTX35 và các văn bản sửa đổi, bổ sung về việc Ban hành Quy định tạm thời cho

vay đối với cá nhân, hộ gia đình trong hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Hà Nội.

9. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam(2016), Quyết định số 235/2016/QĐ-TGĐ- NHHTX35 về việc Ban hành Quy trình cấp tín dụng bán lẻ trong hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Hà Nội.

10. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh (2018, 2019, 2020),

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bắc Ninh. 11. Tạp chí Ngân hàng (2018, 2019, 2020)

12. Tạp chí tài chính tiền tệ (2018, 2019, 2020) 13. Thời báo Ngân hàng (2018, 2019, 2020)

14. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (2019,2020), Tạp chí thông tin Ngân hàng, Hà nội.

15. Trang web luanvan.net.vn; http://vnexpress.net/; http://sbv.gov.vn

Tiếng Anh

21. Peter Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính

22. Frederic S.Minskin (1998), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tai Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 84 - 88)