Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tai Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 68 - 71)

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh

Trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ Kinh doanh Bán lẻ của Khối Bán Lẻ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ban lãnh đạo đã đưa ra phương hướng kinh doanh chung như sau:

+ Cải tiến năng lực lõi thông qua việc: Phát triển văn hóa bán hàng cho từng RM & PGD; Phát triển năng lực kinh doanh mới; Cải tiến chất lượng dịch vụ tại CN và PGD; Chuyển đổi mô hình mới toàn diện; Đẩy mạnh nhận diện thương hiệu Bán Lẻ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

+ Chiến lược kinh doanh gồm: Phát triển phân khúc Khách hàng Doanh nghiệp Siêu vi mô; Huy động vốn thông minh; Bán lẻ trong Bán buôn; Phân khúc Khách hàng Ưu tiên; Chiến lược kinh doanh theo Vùng miền và Phân khúc Khách hàng; Ngân hàng điện tử và lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam; Phát triển hoạt động thẻ lên vị trí số 1 về quy mô và hiệu quả.

Trong chiến lược hoạt động chung, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh có những định hướng hoạt động sao cho tương xứng với khả năng của mình, phù hợp với nhu cầu Khách hàng và thị trường hiện tại. Đối với NHHTX, việc phát triển hoạt động cho vay là vấn đề quan trọng bởi NH không chỉ tăng cường vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân mà còn là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân NH, do vậy bất cứ một NH nào cũng đều cố gắng tìm ra các giải pháp để phát triển hoạt động này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay việc cho vay các Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì cho vay KHCN lại được quan tâm rất nhiều.

Tùy theo đặc điểm riêng của từng NH, mục tiêu theo đuổi và tình hình phát triển kinh tế của thời kỳ đó mà mỗi NH có quan điểm riêng về phát triển hoạt động cho vay và cố gắng tìm ra giải pháp thích hợp cho mình.

Đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh, hiện nay môi trường kinh doanh đã khác trước rất nhiều, khi mà có rất nhiều NH trên địa bàn thành lập và hoạt động với sự đa dạng về sản phẩm, với sự đơn giản về thủ tục, chi phí thì rất thấp… đã lôi kéo được không ít khách hàng truyền thống của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh đến với họ, vì vậy ban lãnh đạo NH đã xác định để phát triển hơn nữa trong thời gian tới, nhất là khi chúng ta đã bước vào thời kỳ hội nhập. NH không thể chỉ trông chờ và quan tâm phát triển về lĩnh vực NH bán buôn như trước đây mà phải phát triển song hành bán lẻ đi đôi với bán buôn.

Với chiến lược phát triển bán lẻ, khách hàng mục tiêu của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh hiện nay không chỉ là tổ chức, doanh nghiệp lớn mà còn có nhiều khách hàng nhỏ lẻ như cá nhân và hộ gia đình. Như vậy, mục tiêu phát triển hoạt động bán lẻ đặc biệt là lĩnh vực cho vay KHCN là mục tiêu cụ thể phát triển NH bán lẻ.

Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh đã đề ra chiến lược năm 2021. Bên cạnh giữ được khách hàng hiện nay, NH sẽ tiếp tục phát triển khách hàng mới bằng thương hiệu và phong cách phục vụ hiện đại. Chú trọng khối khách hàng vừa và nhỏ và phát triển sản phẩm phục vụ KHCN, đây là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Tập trung cung ứng trọn gói các sản phẩm, dịch vụ NH, từ đó nâng thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu thu nhập cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh, tiến tới một NH chuẩn mực và hiện đại.

Phương hướng cụ thể

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn: nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn

huy động. Sử dụng chính sách lãi suất, chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng trên cơ sở sàn lãi suất của Ngân hàng Hợp tác xã Việt

Nam quy định theo từng lĩnh vực loại hình vay cụ thể. Xây dựng nền tảng khách hàng gửi tiền ổn định vững mạnh, củng cố và đẩy mạnh quan hệ với các khách hàng truyền thống, chú trọng mở rộng mạng lưới khách hàng. Từng bước cải thiện và tạo lập một cơ cấu nguồn vốn cân đối, ổn định. Tổng nguồn vốn huy động phải đạt 3.214 tỷ đồng, tốc độ tăng 34%. Trong đó: tiền gửi dân cư chiếm 55% trở lên.

- Đẩy mạnh công tác tín dụng: tập trung giảm nợ xấu, nợ cần chú ý, không để

phát sinh nợ xấu của khoản vay mới. Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo, tăng cường bán chéo sản phẩm. Đẩy mạnh cho vay các khách hàng mới, đặc biệt các KHCN vay vốn sản xuất kinh doanh. Chú trọng và nâng cao chất lượng các công tác thẩm định tín dụng, đảm bảo cho vay có hiệu quả, an toàn. Thường xuyên nắm bắt diến biến thị trường, các ngành hàng, sản phẩm, khả năng tiêu thụ để đầu tư vốn có hiệu quả. Chú trọng cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm mới và sản phẩm truyền thống.

- Tăng cường số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ, củng cố và nâng cao

chất lượng sản phẩm hiện có, tăng thêm các tiện ích cho các sản phẩm truyền thống. Triển khai thêm các sản phẩm mới như hoạt động chuyển tiền nhanh VNĐ… Đẩy mạnh công tác phát hành thẻ tại tất cả các điểm giao dịch.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ mọi hoạt động kinh doanh, đặc

biệt là các hoạt động tín dụng, tài chính kế toán. Tăng cường công tác kiểm tra chéo, quản lý rủi ro tác nghiệp…Thực hiện nghiêm túc công tác chân chính sau thanh tra, để khắc phục những tồn tại thiếu sót nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ nhằm xây dựng

đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, phẩm chất đảm nhận được yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập. Công tác đánh giá cán bộ cần chú trọng tính sáng tạo, năng lực phát triển và giải quyết vấn đề.

- Tập trung thêm vào công tác tuyển dụng lao động mới để bổ sung thêm cán bộcó đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thực hiện cải cách hành chính, cách thức giao dịch, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển thương hiệu của Chi nhánh.

- Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, thanh toán, quản lý tài chính và xử lý chương trình kiểm soát và giao dịch theo hướng dẫn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tai Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 68 - 71)