Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Định tác động đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 47 - 48)

động đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

2.1.3.1. Đánh giá tác động đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Bình Định có cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu nên đồng ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, nhiều tài nguyên khoáng sản, tiềm năng thủy điện, điện gió và điện mặt trời phục vụ phát triển công tác thủy lợi. Đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe suối, vùng phía Tây tỉnh có độ dốc lớn, đã ảnh hƣởng đến SXNN, nhất là áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc-Nam tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế mạnh tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho việc phát triển KT-XH, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản, giao lƣu thông thƣơng với các địa phƣơng và quốc tế.

Bình Định có bờ biển dài trên 134 km và nhiều đảo ven bờ, đầm, với nhiều cảng biển. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Bình Định trong TCCNNN, phát triển HTX kiểu mới, tổ hợp tác, đoàn kết trên biển; định hƣớng tạo ra đƣợc thành phẩm để xuất khẩu… Diện tích đất đai manh mún (hộ có quy mô diện tích đất nông nghiệp <0,5 ha chiếm 83,79%) nên gặp khó khăn trong bố trí vùng SXHH tập trung. Bình Định chịu nhiều bất lợi của thời tiết nhƣ hạn hán, bão, lũ hàng năm gây thiệt hại không nhỏ cho SXNN và ảnh hƣởng đời sống của nông dân.

2.1.3.2. Đánh giá tác động về đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Bình Định là một trong số ít tỉnh có đủ các loại hình giao thông, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng nông sản. Hệ thống thủy lợi đã và đang đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ, tạo thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng KT - XH từng bƣớc đầu tƣ, đáp ứng tốt hơn để phục vụ phát triển nông nghiệp. An sinh xã hội cơ bản đƣợc đảm bảo, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Tuy cơ sở hạ tầng KT-XH đã đƣợc quan tâm, nhƣng còn thiếu và chƣa đồng bộ, đời sống của nhân dân nhất là khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao (năm 2020: 4,18%) đã ảnh hƣởng đến đầu tƣ phát triển SXNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)