Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông

3.3.7.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tổ chức tuyên truyền và quán triệt đề án TCCNNN Bình Định theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến các cơ quan đơn vị, địa phƣơng và qua đó đến nông ngƣ dân trong toàn tỉnh để triển khai thực hiện đề án.

Tổ chức các hội nghị chuyên đề và lồng ghép với các hoạt động chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển ngành, kịp thời thông tin về những mô hình tái cơ cấu, kinh nghiệm hay và học tập, rút kinh nghiệm và vận dụng xác định đề án TCCNNN theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt để hƣớng tới khắc phục những hạn chế, yếu kém có tính chất cơ cấu nội tại cản trở quá trình phát triển của nền nông nghiệp, tạo động lực mới duy trì và thúc đẩy quá trình phát triển

của ngành hiệu quả và bền vững hơn về KT-XH và môi trƣờng, là nhiệm vụ ƣu tiên trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.

Các cơ quan truyền thông, báo chí đƣa tin về thực hiện các hành động về TCCNNN Bình Định theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm thống nhất nhận thức quyết tâm thực hiện đề án từ tỉnh đến cơ sở góp phần thực hiện thắng lợi đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án TCCNNN Bình Định theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013.

Tổ chức phổ biến, triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu quả đƣợc tổng kết, đánh giá, thực tiễn xác nhận là phù hợp dƣới nhiều hình thức (tập trung, phân tán, gặp gỡ trực tiếp) với nhiều phƣơng tiện khác nhau (phát thanh, truyền hình, sách báo, tờ rơi, tài liệu hội thảo…) giúp nông dân, chủ trang trại, chủ tàu cá, THT, HTX, doanh nghiệp… có nhiều thông tin để mở rộng khả năng lực chọn và quyết định.

Tổ chức tốt việc cập nhật, vận hành các trang thông tin điện tử của các cơ quan đơn vị thuộc Sở NN và PTNT, nhất là khuyến nông, khuyến ngƣ, xây dựng các chuyên mục trên báo, đài… góp phần định hƣớng phát triển thị trƣờng phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm N, L, TS chủ lực và cung cấp cho ngƣời dân các thông tin liên quan lĩnh vực NN và PTNT

3.3.7.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông

Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất N, L, TS, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học trong khâu sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản và kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nuôi trồng và xử lý môi trƣờng NTTS. Đồng thời, tăng cƣờng công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn và sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất để tăng nhanh năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất N, L, TS. Tiếp tục triển khai thực hiện chƣơng trình cơ khí hóa trong sản xuất N, L, TS và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch để nâng

cao hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý các công trình hạ tầng của ngành để hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng công trình.

Tiếp tục tăng cƣờng và đổi mới công tác khuyến nông, khuyến ngƣ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến ngƣời nông dân, ngƣ dân phù hợp với thực tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành và nâng cao hiệu quả khuyến nông, khuyến ngƣ. Đồng thời tăng cƣờng công tác tập huấn cho nông dân, xây dựng mô hình và nhân rộng mô hình có hiệu quả ra diện rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)