Nghiên cứu khoa học và khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

* Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất

02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật là Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh trùn quế để nâng cao năng suất, hạn chế một số bệnh trên một số cây trồng cạn tại tỉnh Bình Định và Đề tài nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất vừng tại Bình Định.

Ngoài ra, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh gồm: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng dừa ta (dừa lấy dầu) tại Bình Định; xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị nông sản cây lạc (đậu phộng) ở tỉnh Bình Định; nghiên cứu tuyển chọn các giống đậu ăn hạt (đậu xanh, đậu đen) phù hợp sản xuất trên chân đất cao, khó khăn nguồn nƣớc tƣới tại Bình Định; nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mai cảnh tại các vùng chuyên canh, làng nghề trồng mai ở tỉnh Bình Định.

Lĩnh vực chăn nuôi, thú y: thực hiện đề tài nghiên cứu tình hình nhiễm colibacillosis do vi khuẩn E.coli trên vịt tại Bình Định và đề xuất biện pháp phòng trị; đề tài nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, sinh sản của giống lợn Landrace voeis YorkShire Đan Mạch dòng cao sản tại Bình Định. Sử dụng kỹ thuật Elisa, PCR, PRR trong xét nghiệm kháng thể kháng virus cúm gia cầm sau tiêm phòng, phát hiện nhanh và xử lý kịp thời các trƣờng hợp tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng; giúp chủ động kiểm tra kết quả tiêm vaccine trên đàn gia cầm; sử dụng một số loại vaccine, kháng thể đơn dòng để phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm…

Lĩnh vực thuỷ sản thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhƣ nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo, ƣơng, nuôi thƣơng phẩm cá dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) tại Bình Định; nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo, ƣơng và nuôi thƣơng phẩm cá rô đầu vuông (Anabas testudineus, Bloch 1792) tại Bình Định” đã công trình nghiên cứu đã xây dựng đƣợc các quy trình sinh sản, ƣơng và nuôi thƣơng phẩm, đây cũng là

một hƣớng đi mới trong nuôi trồng thủy sản tại Bình Định.

* Công tác khuyến nông

Với mạng lƣới khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông từ cấp tỉnh đến cơ sở thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, tập huấn cập nhật thông tin, kiến thức từ trung ƣơng, tỉnh; tham gia các hội thảo khoa học, diễn đàn, các hội thi cấp vùng, cấp tỉnh thời gian qua đã tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động tƣ vấn, dịch vụ khuyến nông phát triển đều khắp, rộng rãi; đã kịp thời tƣ vấn, hƣớng dẫn cách làm ăn, kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân cải thiện phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập.

Song song với việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHKT, việc chuyển giao tiến bộ KHKT đến ngƣời dân thông qua hệ thống khuyến nông đã đƣợc xây dựng và củng cố từ tỉnh đến cơ sở, đã thực hiện 71 mô hình, với 159 điểm trình diễn. Đã chuyển giao nhanh tiến bộ KHKT đến nông dân trên diện rộng, đã tập hợp “những diện tích sản xuất nhỏ” thành “cánh đồng lớn” để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia hình thành các chuỗi liên kết sản xuất lúa, lạc, ngô… đem lại hiệu quả cao, phù hợp với định hƣớng TCCNNN của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)