Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 85 - 86)

lý sử dụng đầu tư công

3.3.6.1. Huy động nguồn lực đầu tư để tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn; ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, huy động các nguồn lực đầu tƣ xã hội (doanh nghiệp, HTX, nông hộ và các nguồn vốn đầu tƣ hợp pháp khác).

Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI, ODA), phát triển đối tác công - tƣ với các công ty nƣớc ngoài nhằm kết nối trực tiếp sản xuất nông nghiệp với chuỗi giá trị toàn cầu.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tƣ vào các khu quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

Tiếp tục xúc tiến đầu tƣ và kêu gọi đầu tƣ vào lĩnh vực giết mổ động vật tập trung kết hợp đầu tƣ các nhà máy, cơ sở thu mua, chế biển sản phẩm

chăn nuôi trên phạm vi cả tỉnh theo quy hoạch đã phê duyệt để đẩy mạnh đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ các Nhà máy chế biến thủy sản tại các khu chế biến thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các DNCB trên địa bàn tỉnh đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực, quy mô sản xuất, chế biến để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

3.3.6.2. Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đầu tư công tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tăng vốn đầu tƣ của ngân sách tỉnh, huyện, xã để phục vụ phát triển NN, NT với tỷ lệ hợp lý, trong đó chú trọng và ƣu tiên đầu tƣ các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ cho phát triển SXNN hàng hóa.

Tập trung đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm. Ngân sách nhà nƣớc tập trung đầu tƣ vào các lĩnh vực mà khả năng thu hồi vốn không cao hoặc không thể huy động đầu tƣ tƣ nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)