Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

quản lý nhà nước

3.3.1.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Cần tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện các chính sách của Trung ƣơng, của tỉnh về phát triển NN, NT trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó nghiên cứu, kiến nghị Trung ƣơng sửa đổi, bổ sung và ban hành cơ chế và hệ thống các chính sách; đồng thời ban hành một số chính sách đặc thù của tỉnh

cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào NN, NT "đủ mạnh", đồng thời có chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp.

Tiếp tục thực hiện các chính sách đã đƣợc ban hành về khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp và phát triển nông thôn của Trung ƣơng và địa phƣơng. Đồng thời, rà soát điều chỉnh, bổ sung các chính sách mới cho phù hợp với Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030.

Nghiên cứu ban hành các chính sách ƣu đãi để thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN, NT của tỉnh nhà.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án nông nghiệp công nghệ cao của các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021- 2025. Triển khai xây dựng và thực hiện Chƣơng trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại NNN giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ.

3.3.1.2. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực ngành

Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành và phát huy vai trò trách nhiệm và trung thực của đội ngũ Đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở; đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ gắn với tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng, luân chuyển cán bộ, đảm bảo xây dựng đội ngũ CB, CC, VC vừa hồng vừa chuyên ở các đơn vị trực thuộc Sở NN và PTNT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, và nguồn cán bộ kế thừa của ngành trong tƣơng lai.

Triển khai thực hiện Thông tƣ liên tịch Số 14/2015/TTLT-BNNPTNT- BNV ngày 25/3/2015 của Bộ NN và PTNT-Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về NN và

PTNT thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và Thông tƣ Số 15/2015/TT- BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ NN và PTNT hƣớng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở NN và PTNT.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy các đơn vị thuộc Sở NN và PTNT, tăng cƣờng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình của ngành NN và PTNT; đối với các Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản tiến hành rà soát, xây dựng đề án theo hƣớng doanh nghiệp hoá hoặc cổ phần hoá. Các Trung tâm Giống chủ động, huy động các nguồn lực đầu tƣ cho công tác giống, tạo điều kiện triển khai thực hiện công tác giống cho phù hợp và hiệu quả;

Củng cố bộ máy QLNN về HTX nông nghiệp. Triển khai kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ QLNN về kinh tế hợp tác và cán bộ HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp theo Chƣơng trình của Bộ NN và PTNT; Các đơn vị cơ sở nâng cao năng lực thực hiện việc quản lý sử dụng, quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của nhà nƣớc. Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển bao gồm ngân sách Trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng, vốn sự nghiệp kinh tế của nhà nƣớc, vốn ODA, vốn sự nghiệp KHCN, vốn có nguồn gốc từ ngân sách để lại…, các chủ đầu tƣ nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý, sử dụng đầu tƣ công, đánh giá mức độ đóng góp của dự án đầu tƣ vào thực hiện TCCNNN.

Thực hiện công tác cải cách hành chính Sở NN và PTNT theo hƣớng công khai, minh bạch, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt các nhu cầu của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, góp phần tạo lập môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính của tỉnh. Tăng cƣờng công tác QLNN trong lĩnh vực NN và PTNT, trong đó quan tâm tạo môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên lĩnh vực NN và PTNT, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, giảm nghèo; tích cực thực hiện công tác điều hành, kiểm

tra của Sở NN và PTNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)