hạn chế quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.4.2.1. Những hạn chế của quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn chƣa thật sự bền vững, còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết, thị trƣờng tiêu thụ. Thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, mới thực hiện đƣợc các dự án liên kết sản xuất lúa giống, các sản phẩm khác hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp tham gia. Diện tích sản xuất hiện nay vẫn
còn nhỏ lẻ, phân tán, chƣa hình thành vùng sản xuất lớn, dẫn đến khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa; chƣa hình thành đƣợc vùng nguyên liệu tập trung để phát triển các ngành nghề chế biến nông sản.
Công tác quản lý hoạt động kiểm soát giết mổ sản phẩm động vật tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ xen kẽ trong khu dân cƣ tại các địa phƣơng còn nhiều hạn chế, bất cập do chƣa triển khai xây dựng đƣợc các cơ sở giết mổ động vật tập trung và thiếu quyết liệt trong công tác chỉ đạo thực hiện. Thêm vào đó, nguồn thu phí kiểm soát giết mổ tại một số địa phƣơng không đảm bảo chi trả cho lực lƣợng hợp đồng theo quy định và một số vƣớng mắc về thủ tục hợp đồng, thanh kiểm tra chuyên ngành… nên rất khó khăn tại các địa phƣơng.
Công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản trên biển còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển các nƣớc trong khu vực bị bắt và xử phạt nặng gây ảnh hƣởng đến sản xuất và kinh tế của ngƣ dân chƣa ngăn chặn triệt để. Chƣa có chế tài, biện pháp xử lý nghiêm đối với các tàu cá mất kết nối trên biển, tàu vƣợt ra ngoài ranh giới biển Việt Nam chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở, cảnh báo, kiểm điểm. Tàu cá khai thác không có giấy phép khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh còn diễn ra (chiếm 24% tàu thuyền toàn tỉnh). Cơ sở hạ tầng nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá tuy đã đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt là các khu neo đậu tàu thuyền hiện nay đã quá tải, thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản tập trung chƣa đƣợc đầu tƣ.
Công tác phát triển thị trƣờng tiêu thụ nông sản: nhờ đầu tƣ công nghệ, thiết bị sản xuất tiên tiến, chất lƣợng sản phẩm nâng cao, giá thành hạ, hầu nhƣ các doanh nghiệp chế biến hàng hóa nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, cạnh tranh vƣơn ra nhiều thị trƣờng trên thế giới lớn, nhƣ: EU, Nhật Bản và Mỹ ... Tuy nhiên, hiện các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu của tỉnh đang đối mặt với những thách thức bởi các rào cản kỹ thuật từ các thị trƣờng nhập khẩu, cũng nhƣ bởi sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại của các nƣớc, nhất là các nƣớc trong khu vực có tiềm năng
nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia ...
Công tác thực hiện CCLNNN theo loại hình sản xuất và mở rộng quy mô, loại hình và quy mô sản xuất tuy đã đƣợc củng cố và nâng lên nhƣng sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến, thể hiện loại hình sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, manh mún chiếm tỷ trọng lớn. Hợp tác xã nông nghiệp chƣa thực sự thích nghi với cơ chế, tình hình mới, hiệu quả SXKD chƣa cao. Số lƣợng các doanh nghiệp trong nông nghiệp chƣa nhiều và phần lớn có quy mô nhỏ.
Chƣa thực hiện đƣợc công tác dồn điền đổi thửa, do vậy việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô thực hiện SXHH chuyên canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến và mức độ cơ giới hóa cao đã làm chậm tiến trình công nghiệp hóa trong SXNN.
Công tác quản lý chất lƣợng an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp tại một số địa phƣơng chƣa có đƣợc sự quan tâm đúng mức do thiếu nguồn nhân lực, chuyên môn hạn chế… nên còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện, hiệu quả chƣa cao. Việc điều chỉnh, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về đầu tƣ phát triển chế biến nông lâm thủy sản chƣa thực sự thu hút, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế của quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
* Nguyên nhân khách quan
Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thất thƣờng (bão, lụt, hạn hán...) thƣờng xảy ra; dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi năm 2019; dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở trong và ngoài nƣớc năm 2020 đã ảnh hƣởng nghiêm trọng, gây tác động bất lợi đến sản xuất, lƣu thông tiêu thụ và làm giảm giá trị sản xuất NNN.
Việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra của ngành nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn do tác động của nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thị trƣờng tiêu thụ, thông tin thị trƣờng còn thiếu. Giá cả sản phẩm cây trồng thiếu ổn định, gây khó khăn cho ngƣời sản xuất.
Do ruộng đất manh mún, số thửa đất nhiều nên việc ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất gặp khó khăn.
* Nguyên nhân chủ quan
Chƣa hình thành đƣợc các vùng sản xuất tập trung quy mô thực hiện SXHH chuyên canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến và mức độ cơ giới hóa cao gắn với thị trƣờng.
Nguồn vốn phát triển NN, NT chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là vốn đầu tƣ cho công tác thủy lợi, hạ tầng thủy sản... Một số địa phƣơng chƣa quyết liệt thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn.
Kết cấu hạ tầng nông thôn còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Lao động khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao, nhƣng trình độ chuyên môn, tay nghề thấp nên khó sắp xếp và tìm kiếm đƣợc việc làm. Hiệu quả sản xuất không cao.
Hoạt động của trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện còn bất cập, chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp huyện nên khó huy động lực lƣợng cho công tác chống dịch khi xảy ra cũng nhƣ chỉ đạo chuyên môn của ngành. Hoạt động của mạng lƣới thú y cơ sở (cấp xã, cấp thôn) gặp nhiều khó khăn, chế độ phụ cấp còn thấp, nên thiếu nhiệt tình với công việc, gây khó khăn cho công tác giám sát, báo cáo dịch bệnh.
Việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, chƣa đủ tiềm lực và chƣa mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực NN và PTNT dẫn đến hình thành chuỗi liên kết sản xuất chƣa bền vững và nhiều.
Các nhà đầu tƣ ngoài tỉnh và nƣớc ngoài chƣa quan tâm đầu tƣ khai thác các lợi thế cạnh tranh của ngành NN và PTNT; chƣa hình thành khu chế biến công nghệ cao các sản phẩm của ngành nhƣ chế biến thủy sản, chăn nuôi... Chƣa giải quyết dứt điểm công tác kiểm soát dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong ngƣỡng cho phép với các loại rau, quả.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong Chƣơng 2, luận văn đã giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, phân tích thực trạng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020 để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020. Trong giai đoạn 2016-2020, khu vực nông nghiệp tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định, CCLNNN gắn với xây dựng NTM tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển bộ mặt nông thôn, hạ tầng cơ sở đƣợc tăng cƣờng; trong sản xuất, từ chỗ sản xuất lấy số lƣợng làm mục tiêu sang chú trọng chất lƣợng, giá trị và hiệu quả; chuyển từ mô hình SXNN khép kín, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình sang mô hình SXNN quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và trang trại, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng và đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Có thể nói, công tác QLNN về TCCNNN trên địa bàn tỉnh Bình Định có đạt nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn có những hạn chế trong. Đây sẽ là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp khắc phục trong Chƣơng 3.
CHƢƠNG 3