Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 78)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách

sách nhà nƣớc ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

3.2.1. Hoàn thiện lập, phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

3.2.1.1. Hoàn thiện lập dự toán chi thường xuyên ngân sách thị xã

- Tăng thời gian chuẩn bị lập dự toán ngân sách nhà nƣớc nói chung và chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc nói riêng từ 6 tháng nhƣ hiện nay lên 12 tháng, nhằm đảm bảo đủ thời gian cho các đơn vị lập và thảo luận dự toán một cách kỹ lƣỡng, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, từ đó nâng cao chất lƣợng lập dự toán chi thƣờng xuyên.

- Nâng cao chất lƣợng dự báo kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phục vụ cho lập và thảo luận dự toán. Việc làm tốt dự báo, phân tích tình hình tài chính, ngân sách, kinh tế - xã hội, biến động của thị trƣờng hàng hóa... là yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thông tin phục vụ cần thiết cho quá trình

thảo luận chi thƣờng xuyên ngân sách, đảm bảo cho dự toán ngân sách lập ra sát thực tế và có tính khả thi cao.

- Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc lập dự toán; quy trình lập dự toán phải đi từ cơ sở, phải đƣợc đƣa ra cho các đơn vị thực hiện thảo luận công khai, dân chủ, tránh tình trạng cấp trên ấn định dự toán cho cấp dƣới. ơn nữa, việc tuân thủ nguyên tắc dân chủ sẽ giúp các đơn vị dự toán chủ động hơn trong việc xây dựng dự toán và xây dựng dự toán sát với nhu cầu chi của đơn vị hơn. Từ đó, tránh đƣợc tình trạng xây dựng dự toán thiếu hoặc thừa, phải điều chỉnh, b sung dự toán trong năm ngân sách.

- Tăng cƣờng thực hiện quy định trong lập dự toán theo Luật ngân sách nhà nƣớc và có chế tài xử lý vi phạm đối với những đối tƣợng vi phạm quy định. Quy trình lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân b , giao dự toán ngân sách nhà nƣớc. Trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nƣớc cần chú ý 2 khâu then chốt là: Khâu hƣớng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán chi thƣờng xuyên cho các đơn vị thụ hƣởng ngân sách nhà nƣớc và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách gởi cho phòng Tài chính - Kế hoạch.

- Thống nhất cách thức lập dự toán, biểu mẫu để lập dự toán đƣợc chính xác, đầy đủ, tránh tình trạng lập dự toán dàn trải, chậm trễ.

3.2.1.2. Hoàn thiện chế độ, định mức phân bổ chi thường xuyên

- Thực hiện phân b sát đúng với nhiệm vụ của từng đối tƣợng và loại hình hoạt động góp phần hạn chế những tiêu cực, lãng phí ngay từ khâu lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách, ở các cấp ngân sách.

- Thực hiện công khai minh bạch các nguyên tắc, phƣơng pháp phân b dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân b ngân sách cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Trong

điều kiện nền kinh tế chuyển đ i nhanh chóng, lạm phát còn ở mức độ khá cao, cần rà soát điều chỉnh hệ thống định mức này hàng năm.

- Các định mức phân b ngân sacha cho mỗi đơn vị dự toán cần tính đến yêu cầu bảo đảm cho mỗi các đơn vị có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu ở mức trung bình cho ngƣời dân.

- Từng bƣớc thiết lập mối quan hệ giữa chính sách, định mức và kết quả thực hiện trong việc chi tiêu ngân sách. Các định mức phân b dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách cần phản ánh đƣợc mục tiêu chính sách của mỗi lĩnh vực chi.

- Cần xác lập môi quan hệ giữa định mức chi thƣờng xuyên trong tƣơng quan với định mức phân b dự toán chi, sao cho định mức chi thƣờng xuyên trở thành một căn cứ để xác định mức phân b dự toán chi.

3.2.2. Hoàn thiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

3.2.2.1. Khuyến khích, nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn thị xã

Ngoài những khoản thu cố định trong thu ngân sách nhà nƣớc, các cấp chính quyền thị xã cần tích cực tìm ra nguồn thu mới để tiếp tục tăng thu ngân sách nhà nƣớc, để tăng khả năng tự cân đối tài chính cho địa phƣơng, giảm gánh năng cho chi ngân sách nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc nói riêng. Tích cực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Chi cục thuế thị xã nâng cao quản lý có hiệu quả nguồn thu bảo đảm thu đúng, thu đủ, chống thất thu. Giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh thu thuế

Chi cục thuế thị xã cần phối hợp với các cơ quan chức năng phân tích, dự báo kịp thời những yếu tố ảnh hƣởng do suy giảm kinh tế tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn, làm rõ những khoản còn thất thoát, các nguồn thu còn tiềm năng, đề ra các giải pháp cụ thể và kiến nghị với Ủy ban nhân dân thị xã chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp thực hiện.

Theo dõi, phát hiện, kiến nghị với các ngành, các cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc về vốn, thị trƣờng, giá cả... tạo điều kiện cho các t chức, cá nhân đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt; hàng quý về thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị, qua đó uốn nắn và xử lý kịp thời những sai phạm trong kê khai tính thuế, nộp thuế. Kiểm tra, rà soát và quản lý thu thuế các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn nhằm chống thất thoát thu thuế.

3.2.2.2. Quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước

- T chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nƣớc phải cụ thể hóa dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc duyệt chia ra hàng quý, tháng và đƣợc tiến hành theo trình tự sau:

+ Kinh phí đảm bảo chi quỹ lƣơng và kinh phí quản lý đƣợc duyệt cả năm đều phải chia ra hàng quý, tháng và có tính mức tăng, giảm quỹ lƣơng trong năm kế họach để điều chỉnh cho phù hợp.

+ Kinh phí sự nghiệp đƣợc duyệt cũng phải chia ra từng quý, tháng có xem xét từng dự toán đƣợc duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch.

+ ình thành hạn mức chi thƣờng xuyên để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thƣờng xuyên, đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch.

- Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc qua các hình thức cấp phát kinh phí cần phải:

+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị, nhƣ: Giữa cơ quan Tài chính các cấp, đảm bảo ngân sách cấp dƣới đƣợc ngân sách cấp trên hỗ trợ, hƣớng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi. Ngƣợc lại, ngân sách cấp dƣới phải chấp hành theo hƣớng dẫn, chỉ đạo và thông tin kịp thời cho ngân

sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành ngân sách ở địa phƣơng để cùng nhau giải quyết; hay cần cần có sự kết hợp, thống nhất quản lý giữa các cơ quan chức năng quản lý ngân sách nhà nƣớc đối với đơn vị thụ hƣởng ngân sách nhằm tránh sự chồng chéo không cần thiết.

+ T chức triển khai thật tốt cơ chế khoán chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không có thu; có cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Đồng thời, triển khai, thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế dân chủ. Điều này giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá lạc hậu không phù hợp với thực tế. Đối với đơn vị chƣa áp dụng cơ chế khoán chi hành chính thì các cơ quan thẩm quyền ban hành định chế tài chính phải quan tâm, rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Cơ quan Tài chính các cấp cần quan tâm thƣờng xuyên để chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phƣơng thức quản lý.

- Kêu gọi, đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực nhƣ y tế, văn hóa, giáo dục... nhằm tăng cƣờng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển các hoạt động sự nghiệp, giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nƣớc cho các khoản chi sự nghiệp này.

- Thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu; thực hiện giao đầy đủ quyền chủ động, tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp này.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của đơn vị và thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách.

- Ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phƣơng pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán.

3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát, quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

3.2.3.1. Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thị xã

- Xây dựng cơ chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nƣớc và đơn vị thụ hƣởng ngân sách trong việc sử dụng ngân sách và trong quy trình kiểm soát, tránh tình trạng chồng chéo nội dung kiểm soát.

- Cần tuân thủ triệt để nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nƣớc vì Kho bạc nhà nƣớc đóng vai trò kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi của ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt là các khoản chi thƣờng xuyên để đảm bảo và tăng cƣờng hiệu quả kiểm soát.

- Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc phải kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán, đảm bảo hội đủ các điều kiện về cấp phát thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình chi. Đặc biệt là tăng cƣờng quản lý chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, có thể sử dụng biện pháp mua sắm tài sản lớn tập trung để hạn chế lãng phí, tiêu cực trong sử dụng ngân sách.

- Từng bƣớc triển khai phƣơng thức kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Đây là một hình thức cấp phát tiên tiến. Cơ quan quản lý ngân sách trên địa bàn thị xã không cần phải can thiệp vào việc sử dụng các nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị, mà chỉ cần kiểm soát tính hiệu quả, chất lƣợng đầu ra của các đơn vị mà thôi. Để làm đƣợc điều đó, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc để có thể phân tích số liệu, đánh giá việc thực hiện dự toán và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng cho những năm tiếp theo.

- Phải kiểm tra tính cơ bản, trọng yếu các chứng từ, thủ tục, trình tự chi thƣờng xuyên.

- Tăng cƣờng kiểm soát về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cần có quy định và triển khai quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nƣớc cũng sẽ là cơ sở để thực hiện kế toán dồn tích và hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính trên địa bàn.

3.2.3.2. Hoàn thiện quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

- Quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách phải chính xác, trung thực, đúng thời gian quy định

- Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán, kế toán trong năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc nhà nƣớc thị xã, rà soát các khoản thu, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc. Tăng cƣờng trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý ngân sách thị xã và Ủy ban nhân dân thị xã.

- Những ngƣời làm quyết toán ngân sách cần tăng cƣờng trách nhiệm của mình trong việc nghiên cứu các chế độ, chính sách, những quy định mới của các cơ quan có thẩm quyền về xử lý số liệu, hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách đảm bảo đối chiếu, thẩm định, t ng hợp quyết toán của cấp mình hiệu quả, đúng quy định.

- Quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc phải thực sự quan tâm khâu phân tích số liệu, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tình hình thực hiện Nghị quyết ội đồng nhân dân các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng cho những năm tiếp theo.

- Quá trình quyết toán hàng năm, kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và thu hồi giảm chi đối với những nội dung chi sai, tránh tình trạng kiểm tra quyết toán theo hình thức; có biện pháp xử lý hoặc khen thƣởng cụ thể đối với những cán bộ duyệt quyết toán nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình quyết toán hàng năm.

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

3.2.4.1 Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách

- Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Phòng Nội vụ tham mƣu Ủy ban nhân dân thị xã rà soát, sắp xếp lại bộ máy và biên chế của các phòng, ban, ngành, các đơn vị dự toán, bố trí biên chế cán bộ kế toán hoặc phân công cán bộ có trình độ về quản lý tài chính kiêm nhiệm kế toán để đảm bảo việc chấp hành đúng các quy định về quản lý và sử dụng ngân sách đƣợc giao hàng năm.

- Hàng năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp Phòng Nội vụ và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý tài chính cho chủ tài khoản, kế toán trƣởng các đơn vị dự toán từ đó giúp đơn vị nâng cao trình độ nghiệp vụ về quản lý tài chính, cập nhật kịp thời những thay đ i về cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu... phục vụ cho quản lý tài chính tại đơn vị.

- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều chƣơng trình ứng dụng tin học trong quản lý tài chính cần tăng cƣờng đào tạo về tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ kế toán các đơn vị, cán bộ Kho bạc nhà nƣớc, cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các chƣơng trình ứng dụng, đáp ứng với yêu cầu quản lý chi tiêu và sử dụng ngân sách trong thời gian tới.

3.2.4.2. Đối với cơ quan chuyên môn

- Phòng Nội vụ cần rà soát lại số lƣợng, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính hiện có, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp, phân công lại công việc phù hợp với trình độ, năng lực của từng cán bộ. Tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)