Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Một số giải pháp khác

3.3.5.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công

Tiếp tục đẩy mạnh hơn đối với cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công, dù đã có những bƣớc tiến lớn, nhƣng để phù hợp với giải đoạn phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, cần thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công với các nội dung sau đây:

- Tiếp tục oàn thiện phân cấp quản lý ngân sách

- Đẩy mạnh cải cách tài chính công và hiện đại hóa quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc

3.3.5.2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước

* Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng ngân sách nhà nước:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội và các quyết định của Ủy ban nhân dân thị xã về chi tiêu hành chính, tạo môi trƣờng chi tiêu ngân sách lành mạnh có hiệu quả. Ngƣời nào ra quyết định chi sai, lãng phí thì ngƣời đó phải chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý và cấp trên.

+ Xây dựng đƣợc mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã,

điều này giúp cho việc định lƣợng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà còn tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa tình trạng thất thoát, lãng phí.

+ Có chính sách hỗ trợ, khen thƣởng, khuyến khích nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Tiết kiệm hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt trong việc quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách. Vì chi thƣờng xuyên ngân sách có quy mô rộng phức tạp, lợi ích của khoản chi này mang lại thƣờng gắn liền với lợi ích cụ thể cục bộ, nên sử dụng nguồn lực ngân sách phần nào bị hạn chế, dẫn đến thất thoát, lãng phí.

+ Để tránh đƣợc tình trạng chi tràn lan, “tiền chùa”, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sát sao, chi tiết từng khoản chi thƣờng xuyên ngân sách và nâng cao nhận thức việc thực hiện tiết kiệm và hiệu quả nguồn chi ngân sách đó.

* Thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước:

Để tăng cƣờng tính công khai, minh bạch thu, chi ngân sách nhà nƣớc nói chung, nhiệm vụ chi thƣờng xuyên ngân sách nói riêng trong thời gian đến, thị xã An Khê cần chú trọng một số giải pháp, cụ thể nhƣ sau:

+ Cùng với các số liệu đƣợc công khai theo biểu mẫu, cần cung cấp cho ngƣời dân các số liệu để so sánh với các năm trƣớc đó, so sánh với kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đồng thời cần đƣa ra các giải trình cụ thể về các nhiệm vụ chi tiêu quan trọng để ngƣời dân có thể xem xét và đánh giá.

+ Tăng cƣờng vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc giám sát chi tiêu ngân sách, chi thƣờng xuyên ngân sách. Nâng cao năng lực của các thành viên Hội đồng nhân dân về lĩnh vực tài chính - ngân sách để tăng cƣờng khả năng giám sát của Hội đồng nhân dân đối với việc chấp hành ngân sách địa phƣơng.

+ Tìm kiếm và đ i mới cách thức tăng cƣờng sự tham gia và giám sát của ngƣời dân vào quá trình quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền địa phƣơng. Các cơ quan chức năng cần có sự hƣớng dẫn cho ngƣời dân trong hoạt động giám sát ngân sách và có cơ chế tạo điều kiện và bảo vệ ngƣời dân để họ đƣợc có tiếng nói về việc sử dụng ngân sách ở địa phƣơng.

+ Xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả của việc tự kiểm soát nội bộ của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong chi tiêu ngân sách tại các cơ quan.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)