Ngành, nghề kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các chủ thể kinh doanh, vì vậy việc đưa ra những quy định về ngành, nghề kinh doanh không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích xã hội mà còn hướng các chủ thể kinh doanh phát triển ngành nghề mà xã hội cần, do đó đảm bảo sự giám sát tổng thể của nhà nước đối với định hướng phát triển kinh tế. Trên thực tế, sự đa dạng của các lĩnh vực kinh doanh sẽ mang đến cho các chủ doanh nghiệp nhiều lựa chọn. Nhưng lựa chọn lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận cho họ là việc của chủ doanh nghiệp. Muốn chọn để
30
kinh doanh. Chủ doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận từ việc kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào mà pháp luật không cấm. Vì vậy, việc đặt ra các điều kiện hoạt động là công việc cần thiết đối với công tác quản lý nhà nước dưới các hình thức sau: Ngành nghề bị cấm kinh doanh, Ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Ngành nghề kinh doanh có yêu cầu giấy phép hoặc Ngành nghề kinh doanh có yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
* Ngành nghề cấm kinh doanh
Đối với các lĩnh vực kinh doanh mà nhà nước cấm, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc, không được phép hoạt động trong các lĩnh vực như: ma túy, vũ khí, đạn dược,... Đó là những lĩnh vực gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Nếu như chủ doanh nghiệp cố tình thực hiện thì sẽ bị xử phạt nghiệm theo quy định của pháp luật thậm trí có thể bị xử lý hình sự.
Cụ thể được quy định tại điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 về các ngành, nghề cấm đầu tư Kinh doanh:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; g) Kinh doanh pháo nổ;
31 * Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng5
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề ít nhiều đe dọa đến lợi ích của người tiêu dùng, quốc gia và cộng đồng. Do đó, chủ thể kinh doanh phải có những điều kiện hoạt động nhất định, đó là có giấy phép đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc không cần giấy phép nhưng phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, trật tự an toàn giao thông.
Theo đó, tại phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 quy định danh mục về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Pháp luật cũng quy định điều kiện đầu tư KD đối với ngành, nghề có điều kiện phải được quy định cụ thể phù hợp với mục tiêu vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
“ Điều 22: Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế
1. Trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã có số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 24 Nghị định này;
b) Có nhãn với đầy đủ các thông tin theo quy định hiện hành của pháp luật về nhãn hàng hóa;
32
c) Có hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;
d) Có thông tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.
2. Trường hợp thông tin theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này không kèm theo trang thiết bị y tế thì phải cung cấp dưới hình thức thông tin điện tử và phải thể hiện rõ hướng dẫn tra cứu thông tin trên nhãn trang thiết bị y tế.
Điều 23. Điều kiện để công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế
1. Điều kiện để công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế:
a) Được sản xuất tại cơ sở sản xuất đã công bố đủ điều kiện sản xuất đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước;
b) Được sản xuất tại cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 và được lưu hành tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu;
c) Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn mà nhà sản xuất công bố áp dụng.
2. Không cho phép thực hiện lại thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trang thiết bị y tế thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này;
b) Trang thiết bị y tế bị thu hồi thuộc trường hợp theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 38 Nghị định này.
3. Không tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi số lưu hành đối với trang
33
thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này.”
( Theo Điều 22 và điều 23 Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế)
Hay các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác như: Bán lẻ thuốc cần đáp ứng điều 18, điều 33 Luật dược năm 2016; Kinh doanh bất động sản cần phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bất động sản; Kinh doanh dịch vụ kế toán cần thoả mãn điều 58, điều 59, điều 60 Luật kế toán năm 2015,…
* Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước hoặc hiệp hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn trong một ngành nghề cụ thể. Chứng chỉ hành nghề được pháp luật cấp để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp cần thiết. Nhà nước đã thông qua quy định doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề, không chỉ tạo môi trường đầu tư minh bạch cho các chủ thể kinh doanh lựa chọn mà còn là cơ sở để xử lý vi phạm khi để xảy ra sai phạm. Bảo vệ quyền tự do kinh doanh và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có quyền kinh doanh Nhiều quốc gia đã và đang đặt ưu tiên cao trong việc lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Tuy nhiên, để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, hợp pháp và xã hội, không thể không đưa ra quy định về các ngành nghề kinh doanh nhưng theo tiêu chí thông thoáng, cởi mở hơn. Chủ doanh nghiệp vẫn nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhưng không phải vì điều kiện ngành mà hạn chế quyền tự do kinh doanh.
Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được quy định tại Điều 68 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 như sau:
34
1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; c) Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.
2. Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có thời hạn sử dụng là 05 năm. 3. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định cụ thể việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.”
Ngoài ra, còn một số ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề như: Kinh doanh dịch vụ pháp lý cần Chứng chỉ hành nghề Luật sư và đáp ứng Điều 11 Luật luật sư năm 2006; Đấu giá tài sản cần phải có chứng chỉ hành nghề đấu giá theo Điều 10 Luật đấu giá tài sản năm 2016;…