Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 58 - 66)

trong việc ghi mã ngành nghề, chuyên viên đăng ký kinh doanh gặp khó khăn trong việc rà soát các mã. Điều này dẫn đến việc nhiều hồ sơ đăng ký kinh doanh sau khi gửi lên cơ quan có thẩm đều bị “trả về”. Nhiều doanh nghiệp không thể tìm ra mã ngành nào phù hợp với hoạt động kinh doanh hoặc hiểu sai về các mã ngành kinh doanh khiến cho việc khai mã ngành hết sức khó khăn. Lúc đó, một thủ tục tưởng như linh hoạt, đơn giản lại trở nên rắc rối, gây nhiều phiền toái cho doanh nghiệp. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung thêm các mã ngành nghề mới dựa trên các báo cáo được lấy từ các chủ doanh nghiệp, các chuyên gia trong cùng lĩnh vực để biết được xu hướng ngành nghề mới.

3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thành lập doanh nghiệp nghiệp

So với nhiều nước trên thế giới, thủ tục hành chính của Việt Nam chưa bao giờ là một lợi thế. So với sự cạnh tranh quốc tế và khu vực về môi trường đầu tư, thủ tục khởi nghiệp ở nước ta còn phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí. Điều này cũng một phần do công tác thực thi pháp luật của các cán bộ có thẩm quyền. Khảo sát cho thấy, tình trạng nộp hồ sơ ĐKKD dễ bị cơ quan đăng ký kinh doanh trả lại vì các lý do như lỗi kê khai ngành nghề kinh doanh, địa chỉ, tên doanh nghiệp,… nên nhà đầu tư thường phải trả các khoản phí không chính thức để có thể được chấp thuận dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nhiều cán bộ kinh doanh không đủ năng lực chuyên môn và thẩm quyền để xác minh tính xác thực của ĐKKD, dẫn đến nhiều sai sót khi cấp Giấy CNĐKDN. Một số chủ thể cấm cán bộ, công chức, viên chức,… tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng khó hình thành cơ chế kiểm soát. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ổn định, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan.

53

Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thành lập doanh nghiệp cần có sự phối hợp giữa các chủ thể bao gồm: Cơ quan đăng ký kinh doanh và cá nhân tổ chức thành lập doanh nghiệp.

Thứ nhất, nâng cao kiến thức pháp luật cho các cán bộ phòng ĐKKD Đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh. Xây dựng hệ thống ĐKKD và thương mại chuyên nghiệp, ổn định ở các cấp; thực hiện đồng bộ, toàn diện và thống nhất các quy định về ĐKKD và các văn bản hướng dẫn cho các phòng nghiệp vụ; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ĐKKD, các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nhân viên vận hành, xây dựng và sử dụng phần mềm máy tính, xử lý một cửa hồ sơ ĐKKD. Kiên quyết thay thế ngay cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng yêu cầu đảm nhiệm chức vụ, tiêu cực, cản trở, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục hành chính trong ĐKKD, thủ tục đầu tư ... sẽ bị xử lý nghiêm. Hỗ trợ kịp thời về chuyên môn, thông qua các khóa đào tạo hoặc hướng dẫn nghiệp vụ bằng văn bản cho cán bộ địa phương, thông qua các cơ quan sẽ giúp tránh gián đoạn công tác ĐKKD, thay vì chậm hồ sơ doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, việc nâng cao kiến thức pháp luật sẽ làm tăng tính chính xác, linh hoạt khi xử lý mỗi bộ hồ sơ, tiết kiệm được thời gian, đối với khối lượng công việc ĐKKD rất lớn như hiện nay thì đây là một việc rất cần thiết, từ đó năng suất làm việc cũng cao hơn.

Ngoài đào tạo về trình độ, các cán bộ phòng ĐKKD cũng cần phải đưa ra các quy chế ứng xử, tác phong làm việc. Mặc dù nhà nước đã ban hành Luật Cán bộ, công chức nhưng cần cụ thể hóa các nội quy, quy chế và lề lối làm việc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký doanh nghiệp và nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức trong lĩnh vực ĐKKD nơi Cán bộ làm công tác ĐKKD.

Thứ hai, nâng cấp hơn về hệ thống ĐKKD

54

Văn bản pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt quy trình pháp lý để thành lập doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các quốc gia đã áp dụng hệ thống một cửa. Việc xã hội hóa thông tin tạo điều kiện cho các nhà khởi nghiệp, cho phép họ làm thủ tục ĐKKD mà không phải ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, hiện nay việc cập nhật các văn bản pháp luật mới còn chậm, vẫn còn nhiều văn bản pháp luật cũ. Và các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp chưa được cụ thể, khó áp dụng.

Vì vậy, việc cung cấp thông tin về thủ tục pháp lý ĐKDN sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy trình, thủ tục và các điều kiện cần chuẩn bị. Thủ tục tìm hiểu thông tin niêm yết công khai rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho các công ty hiểu rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình khi làm thủ tục ĐKKD.

* Hệ thống ĐKDN trên Cổng thông tin quốc gia được triển khai trên cả nước: Đây là một quy định giảm tải các thủ tục mang tính “rườm ra” khi người đăng ký phải nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan hành chính Nhà nước. Nhưng qua thực tế triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng công cụ trực tuyến để đăng ký. Do thực hiện nhiều thao tác, mà người thực hiện không giỏi chuyên môn nên đã khiến các doanh nghiệp bị lúng túng, thao tác sai dẫn đến kết quả không tốt. Vậy nên, cần sửa đổi lại các bước thực hiện trên website để có thể rút ngắn lại các thao tác. Cùng với đó là sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục ĐKDN để giúp người dân có thể dễ dàng thực hiện các thao tác nộp hồ sơ qua mạng điện tử nhanh chóng. Có thể có những quy định hoặc văn bản hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện để vừa giảm thiểu được thời gian của doanh nghiệp vừa giảm tải được khối lượng thông tin quá lớn đến các chuyên viên xử lý, tránh tình trạng các lỗi sai cơ bản cho cả hai bên

* Thủ tục thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKKD: Những thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKKD cần phải được: - Thông tin cần phải được niêm yết dưới dạng cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu.

55

- Các cán bộ trực tuyến phải có mặt thường xuyên để hướng dẫn doanh nghiệp kịp thời về các vấn đề như kê khai, ghi các biểu mẫu, thủ tục hồ sơ, lệ phí ,…

- Cần phổ biến, tuyên truyền kịp thời những quy định mới về pháp luật đăng ký kinh doanh trên các phương tiện truyền thông đại chúng để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sẽ dễ dàng tìm kiếm

- Lấy ý kiến thăm dò mức độ hài lòng của người dân về ý thức, thái độ làm việc, tiếp công dân của cán bộ phòng ĐKKD qua các ứng dụng, phần mềm theo hàng năm để kịp thời cải thiện chất lượng

- Nâng cấp hệ thống lưu trữ thông tin, xử lý thông tin một cách nhanh nhất và cập nhật thường xuyên những thông tin về thay đổi nội dung ĐKKD

- Nâng cao hệ thống trang web, để người dùng dễ dàng truy cập, tra cứu thông tin, nhập hồ sơ một cách ổn định nhất

56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

ĐKKD không chỉ là hoạt động vô cùng quan trọng để doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp mà còn là cơ sở để nhà nước quản lý hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp. Vì vậy, để hoạt động ĐKKD có hiệu quả và đảm bảo lợi ích của chính chủ cần phải có nhiều giải pháp khác nhau. Các cách cải thiện đăng ký kinh doanh.

Những thay đổi trong hệ thống pháp luật và các chính sách phù hợp như thay đổi cơ quan ĐKKD với chức năng, nhiệm vụ cụ thể sẽ tiếp tục tạo ra môi trường làm việc dễ dàng hơn trong việc chấp nhận các chủ thể ĐKKD. Đây quả thực là một cải cách cấp phép ĐKKD rất tiến bộ, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động đầu tư. Sẽ giúp các Doanh nghiệp tự tin hơn khi thành lập doanh nghiệp, môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn, có thể sẽ thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn. Từ đó có cái nhìn tổng quan về hoạt động đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

57 KẾT LUẬN

Hiện nay, Xu hướng chung của các nhà đầu tư là thành lập doanh nghiệp và công ty của riêng họ, và sử dụng nó để chứng tỏ khả năng làm chủ và lãnh đạo của họ trong hoạt động kinh doanh. ĐKKD là một bài toán khó cần phải có nhiều cố gắng để thực hiện. Những tồn tại hạn chế nếu không được khắc phục kịp thời thì chúng sẽ cản trở sự phát triển của môi trường kinh doanh trong nước trong thời gian tới. Với sự ra đời của các luật và quy định liên quan như Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản liên quan, việc áp dụng được đưa vào thực tiễn được coi là bước đột phá lớn nhất trong lĩnh vực luật doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp, gia nhập thị trường kinh doanh và dễ dàng tìm kiếm đối tác tiềm năng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hiện nay. Nhìn chung, luật ĐKKD dành cho doanh nghiệp đã có những thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc áp dụng các quy định ĐKKD trong thực tiễn đôi khi mang lại những kết quả trái ngược nhau, trong đó có những kết quả không mong muốn, đi ngược lại với mục đích của pháp luật.

Trong thời gian qua, các quy định cả nhà nước về ĐKKD và thực trạng hoạt động ĐKKD đã xuất hiện nhiều vướng mắc, thể hiện ở chỗ: buông lỏng quản lý hoạt động ĐKKD, hệ thống ĐKKD còn chậm, chưa cập nhật những văn bản pháp luật mới hiện hành. Thủ tục đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh đôi khi chưa rõ ràng, thiếu thống nhất; doanh nhân không có đăng ký kinh doanh; hoạt động kinh doanh không có giấy phép kinh doanh; đặc biệt nhiều nơi các sở, ban, ngành còn cấp giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề kinh doanh ... cho doanh nhân. thâm nhập thị trường. Các yêu cầu bổ sung về điều kiện kinh doanh áp dụng cho nhiều ngành nghề và dịch vụ. Sự tồn tại của những hiện tượng này trong nền kinh tế nước

58

ta khiến nhiều doanh nhân khó có thể tham gia kinh doanh một cách chính thức và công bằng.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Văn bản pháp luật

1. Luật doanh nghiệp năm 1999 2. Luật doanh nghiệp năm 2005 3. Luật luật sư năm 2006

4. Hiến pháp năm 2013

5. Luật doanh nghiệp năm 2014 6. Luật nhà ở năm 2014

7. Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 8. Bộ luật dân sự năm 2015

9. Luật kế toán năm 2015

10.Luật đấu giá tài sản năm 2016 11.Luật đầu tư năm 2020

12.Luật doanh nghiệp năm 2020

13.Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở

14.Nghị định số 147/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải

15. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

16. Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/08/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

17.Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế

60

18. Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

19.Nghi định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bất động sản

20. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

21. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2016), Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tiến sĩ luật học

22. Nguyễn Thị Nga (2016), Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học

23. Nguyễn Thị Thảo (2018), Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp đại học

* Website:

24. https://www.quanlynhanuoc.vn

25. http://dbndhatinh.vn/dbnd/portal/folder/home

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)