Cách thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 48 - 54)

Theo điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định trình tự, thủ tục ĐKDN có 03 phương thức như : “Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử”. Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ ĐKDN bằng bản giấy hoặc qua mạng điện tử. Hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ ĐKDN bằng bản giấy. (Khoản 1 điều 43 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp)

Tuy nhiên, hiện nay trên cả nước đã hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chuyển sang nộp hồ sơ ĐKDN qua mạng để tiết kiệm chi phí và thời gian của các bên. Nhưng tại một số địa phương vẫn còn tồn tại sử dụng hình thức nộp hồ sơ ĐKDN trực tiếp.

Thứ nhất, Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

Người nộp hồ sơ ĐKDN theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CPvề đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ ĐKDN, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi lại Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ qua các phương thức mà Doanh nghiệp đã đăng ký.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định như trùng tên hoặc các ngành nghề, địa chỉ chưa đúng theo quy định,... thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung

43

cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua hình thức email mà người nộp hồ sơ đã đăng ký.

Thứ hai, Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính

Dịch vụ nộp hồ sơ ĐKDN qua dịch vụ bưu chính đến Phòng Đăng ký kinh doanh và trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu của cá nhân, doanh nghiêp. Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ ĐKDN tại các Bưu cục gần địa chỉ của doanh nghiệp.

Thứ ba, Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo như qua định, người TLDN hoặc người được ủy quyền tiến hành nhập thông tin, dữ liệu điện tử hồ sơ ĐKDN qua tài khoản ĐKKD hoặc chữ ký số công cộng và nộp các giấy tờ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy nhưng được chuyển sang văn bản điện tử dưới hình thức bản Word, PDF,.. qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN và nhận Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ qua gmail. Phương thức thanh toán phí, lệ phí qua mạng điện tử được hỗ trợ trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN với hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

- Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải lên trên trang đăng ký kinh doanh

(https://dangkykinhdoanh.gov.vn) các văn bản điện tử theo quy định của pháp luật,

ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua thẻ ngân hàng.

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ ĐKDN, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử (biên nhận qua gmail đã đăng ký).

44

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp ĐKDN, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp ĐKDN và thông báo cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp ĐKDN, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Với những yêu cầu chưa nắm bắt rõ được thì người nộp hồ sơ có thể liên hệ với chuyên viên tiếp nhận xử lý hồ sơ của mình để được hướng dẫn, giải đáp thắc mắc.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

- Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải hồ sơ gồm các văn bản điện tử theo quy định pháp luật và ký xác thực hồ sơ ĐKDN qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về ĐKDN. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục ĐKDN qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử (Người ủy quyền có thể là người trong Doanh nghiệp hoặc cũng có thể là bên thứ 3 như các cá nhân tại Văn phòng Luật, Công ty Luật, ...) .

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

45

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, Phòng ĐKKD có xem xét kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng ĐKKD gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số Doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số Doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho Doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng ĐKKD gửi thông báo qua mạng điện tử cho Doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Đối với hồ sơ nộp bằng chữ ký số công cộng, sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp người TLDN hoặc người được ủy quyền có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng ĐKKD hoặc qua đường bưu điện.

Đối với hồ sơ nộp bằng tài khoản ĐKDN, sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy CNĐKDN, người TLDN hoặc người được ủy quyền nộp một bộ hồ sơ ĐKDN bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ DKDN qua mạng điện tử đến Phòng ĐKKD. Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng ĐKKD đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất. Trường hợp hồ sơ bằng bản giấy và hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử là không thống nhất, Phòng ĐKKD thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng DKKD không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Như vậy, pháp luật không quy định toàn bộ thủ tục thành lập doanh nghiệp tại một điều luật cụ thể nhưng quy định chi tiết các bước để thành lập doanh nghiệp tại

46

từng điều trong luật và các văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể muốn thành lập dễ dàng áp dụng.

47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hệ thống văn bản hướng dẫn thành lập và ĐKDN nhìn chung đã kịp thời, tương đối đầy đủ, nội dung phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia thị trường. Các văn bản quy phạm pháp luật đã thể hiện nhiều điểm tiến bộ và góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐKDN nói riêng và hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nói chung. Việc Bộ luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021 / NĐ-CP được ban hành đã tiếp tục hoàn thiện các quy định về cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp và bộc lộ nhiều điểm mới tiến bộ. Các quy định tương đối rõ ràng và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Tóm lại, pháp luật về ĐKKD của Việt Nam đã hình thành và phát triển trong suốt các mốc lịch sử. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là hệ thống pháp luật về ĐKKD đã trải qua rất nhiều giai đoạn và có nhiều thay đổi và cải cách. Từ những quy phạm về đăng ký kinh doanh được chế định riêng trong các văn bản quy phạm pháp luật vào năm 1990 khi Quốc hội thông qua; Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty cho đến những cải cách mang tính đột phá của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp 2014. Và hiện nay “Luật Doanh nghiệp 2020” được ban hành và triển khai trên cơ sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của pháp luật trước đây, được coi là đạo luật quan trọng và có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

48

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH

NGHIỆP

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)